Năm
1999 đúng vào dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh V I Lenin, hãng phim NTV Nga đã công bố bộ
phim "Lăng" chứa nhiều nội dung xưa nay vẫn được coi là tuyệt mật, trong đó có cả các
tài liệu bằng hình ảnh, các cuộc phỏng vấn các chuyên gia về việc bảo vệ thi hài và lăng Lenin trong suốt gần một
thế kỷ. Ngoài ra quý vị cũng có thể thấy việc ướp và bảo quản thi hài các lãnh
tụ CS khác…diễn ra như thế nào.
Chúng
tôi xin giới thiệu nội dung bộ phim này trước khi quý vị xem tại đây .
Trong
các chế độ cộng sản, việc ướp xác lãnh tụ gần như đã trở thành một thông lệ nhằm
thần thánh hóa lãnh tụ cho mục đích cai trị. Suốt thời gian 3 phần tư thế kỷ
qua, một nhân vật đóng vai trò then chốt trong việc ướp xác các lãnh tụ cộng sản là viện sĩ Xergei Sergievich Debov (1919-1995). Ngoài tham gia bảo quản thi hài Lenin, viện sĩ Debov còn là
người đã trực tiếp điều khiển việc ướp xác một số lãnh tụ cộng sản khác trong
đó có chủ tịch Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên, chung quanh việc ướp xác các lãnh tụ cộng
sản có nhiều tình tiết động trời đã được cộng sản giữ bí mật suốt mấy chục năm
qua.
Để
đảm bảo việc giữ gìn thi hài Lenin không bị biến dạng, hơn 70 năm dưới chính thể
Xô viết đã có tới 3 thế hệ các nhà khoa học Liên Xô nối tiếp nhau đảm nhiệm nhiệm
vụ này. Sau thời gian dài im lặng, nay trước những thay đổi trên đường dân chủ
hóa của xã hội Nga, viện sĩ Debov đã quyết định tiết lộ những bí mật mà ông đã
biết, trước khi ông vĩnh biệt thế giới...
Và
nay nhiều vị đầu ngành khác của các thế hệ chuyên gia này cũng đã quyết định tiết
lộ những bí mật mà họ đã biết.
Tang lễ và việc
ướp, bảo quản thi hài Lenin
Lenin
mất vào hồi 18h45’ ngày 21/1/1924. Ngày hôm sau, 5 triệu tờ “Sự thật”- (Cơ quan
ngôn luận của đảng Cộng sản Liên Xô) đã được truyền tới tay những người dân
Liên Xô báo tin đau buồn. Hơn 500 người, bao gồm các ủy viên Bộ Chính trị, ủy
viên Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô, các thành viên Hội đồng Bộ
trưởng đã tới Gorki để vĩnh biệt Lenin mặc cho cái rét cắt da. Cùng với hơn 50
vạn người tham gia trên quãng đường dài 4 km, Họ đã khênh quan tài Lenin đi bộ
trong vòng hơn 6 giờ, ra ga xe lửa để chuyển về Moscow.
Ngay sau
khi Lenin qua đời các bác sĩ đã kịp thời có mặt ngay hôm đó. Trong số này, có
nhà bệnh lý học nổi tiếng là viện sĩ Briksov. Chính ông cũng đã làm công việc
ướp sơ bộ bằng loại dung dịch đơn giản gồm phoocmalin cho thêm hợp chất clorua
chì. Sau đó, thi hài Lenin được đưa vào phòng khánh tiết Câu lạc bộ Công đoàn
Liên Xô (trước đây). Rất may là trong những ngày đó, Moscow rất lạnh (-40 độ C).
Ngày 27/1, thi hài Lenin được đưa vào hầm gỗ vừa xây dựng trên quảng trường Ðỏ.
Suốt thời gian gần 3 tháng, thi thể Lenin được bảo quản nhờ nhiệt độ thấp của mùa
đông. Tuy nhiên, tới tháng 3/1924, trời ấm dần, các tế bào của thi hài Lenin có
sự thay đổi. Ai cũng hiểu rằng sẽ không giữ nổi thi hài nếu không có biện pháp
gì đó.
Dzerjinski
lúc ấy là Chủ tịch Uỷ ban Nhà nước về lễ tang Lenin đã cho gọi các nhà khoa học
giỏi nhất của Liên Xô thời bấy giờ hãy bằng mọi cách giữ lấy thi hài Lenin thêm
một thời gian nữa. Thực ra lúc đó chưa ai đặt ra vấn đề bảo quản thi hài lâu
dài.
Trước yêu
cầu đó, Bộ Chính trị đã nhất trí và quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt
gồm một số các chuyên gia học hàng đầu có nhiệm vụ khẩn cấp trong vòng 3 tháng
phải bảo vệ bằng được thi hài Lenin một cách lâu dài. Đây là công việc xưa nay
chưa từng có ở nước Nga nói chung và trong giới y học Nga nói riêng, hơn nữa
mức độ rủi ro là rất cao, vì có thể mất mạng, vì vậy nhiều người đã không dám
đảm nhận. Người đầu tiên được mời thử nghiệm ướp thi hài Lenin là viện sĩ
Krasil, nhưng ông từ chối vì không dám mạo hiểm.
Cuối cùng
chỉ có duy nhất Boris Ilich Zbarski (SN 1885), một nhà bác học chuyên ngành hóa
sinh người Do Thái đã dũng cảm nhận công việc khó khăn này.
Để có
được phương án tốt nhất, Zbarski đã ngay lập tức tiến hành vô số các thí
nghiệm, nhưng đều thất bại. Một tháng đã trôi qua, làn da của thi hài đã bắt
đầu xuất hiện những vết nhăn, dấu hiệu của sự hoại tử. Nghe được tin này nhà
giải phẫu học V. P. Vorobjov (SN 1876), giáo sư trường đại học Kharcov đã tự
nguyện tới giúp đỡ. Vorobjov đã từng thành công trong việc bảo vệ màu sắc,
chống sự xuống cấp do mục nát của một loại lụa tơ tằm quý hiếm trưng bày tại
viện Bác cổ của Sa hoàng.
Do sự
thỉnh cầu của Zbarski, Vorobjov đã đồng ý cùng Zbarski gánh vác trách nhiệm bảo
quản bằng được thi hài Lenin. Họ đã sáng chế thành công một loại dung dịch có
thể đáp ứng rất tốt cho công việc. Sau đó cả hai lập tức bắt tay vào việc giải
phẫu thi hài, làm sạch các cơ quan nội tạng rồi truyền dung dịch nói trên vào
hệ thống tuần hoàn. Đồng thời với việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, hai
nhà bác học cũng tiến hành dùng dung dịch để rửa sạch tất cả các bộ phận khác.
Tuy nhiên, lúc bấy giờ, cả hai người đều chưa định hình được thành phần tối ưu
của loại dung dịch ướp. Tới đầu những năm 1950, loại dung dịch này mới tìm ra
và sử dụng cho tới ngày nay.
Suýt nữa thì thi hài Lenin cũng được
làm lạnh. Thời gian thập niên đầu thế kỷ 20 này phong trào “Vũ trụ luận” ở Nga
khá sôi động và đã có ý tưởng bảo quản lạnh xác Lenin nhằm tái sinh trong tương
lai. Nhà hoạt động Bonsevich Leonit Kraxin trước đây là kĩ sư thiết bị lạnh đã
đề nghị mua thiết bị làm lạnh cực mạnh của Đức và làm lạnh thi hài Lenin. Đồng
thời ông viện dẫn ra ví dụ quan sát được – những con voi ma mút được bảo quản
tuyệt vời trong băng giá…Thiết bị làm lạnh sẽ đặt ở tháp Xenatxki của Kremli.
Nhưng người đứng đầu Ủy ban tang lễ, cái đầu mạnh nhất của Ủy ban an ninh quốc
gia là Phelic Dzejinxki đã kịp thời nhớ ra rằng ở Matxcơva hay xảy ra mất điện…
Khác
với nghệ thuật ướp xác Ai Cập (người ta chỉ cần làm sao để thi thể không bị
phân hủy), các chuyên gia Nga phải cố gắng để xác ướp của Lenin nhìn giống như
người thật. Hai kỹ thuật này chỉ giống nhau ở một điểm, đó là các cơ quan nội tạng
phải được lấy ra khỏi cơ thể...
Vì có công ướp thi hài Lenin nên Boris Zbarski và Vladimir Vorobjov nhận được phần thưởng xứng đáng là 30 và 40 đồng tiền vàng. Các thành viên tham gia công việc được tuyên bố rằng họ là bí mật quốc gia.
Hai nhà
khoa học này cũng đề nghị chế tạo quan tài và xây dựng lăng Lenin sao cho phù
hợp với yêu cầu bảo quản thi hài một cách lâu dài. Theo thiết kế ban đầu thì
lăng sẽ được xây dựng như một lễ đường lớn có kết cấu toàn bằng gỗ màu trắng.
Cuối năm 1925, BCH TW ĐCS Liên Xô đã phát động một cuộc lấy ý kiến rộng rãi
trong toàn dân về mẫu thiết kế nói trên. Theo tài liệu còn lưu trữ, thì đã có
hơn 100.000 ý kiến đề xuất và mẫu thiết kế được gửi tới ban tổ chức.
Có phương
án đề nghị xây dựng lăng có 26 tầng, trong đó có một phòng họp lớn dành cho các
cuộc họp có tính quan trọng nhất của BCH TW hoặc chính phủ. Trên đỉnh tháp bố
trí một ngọn đèn cháy sáng suốt ngày đêm tượng trưng cho tư tưởng Lenin sống mãi.
Toàn bộ lăng sẽ mang dáng dấp của một quả cầu, bởi Lenin là người thuộc về toàn
thế giới.
Cũng có
đề án xây dựng lăng giống như tháp Eiffel của Paris để biểu trưng cho sự thắng
lợi cuối cùng của cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Cuối cùng, ban tổ chức
đã chọn mẫu thiết kế của kiến trúc sư Sizenov vì đáp ứng tốt nhất tất cả những
yêu cầu đã được đề ra. Đó chính là Lăng Lenin mà chúng ta đuợc thấy ngày nay.
Có
1 điều ít ai biết là trước khi Lenin qua đời, vợ ông đã cắt tóc cho ông. Vì mọi
người thường quen với hình ảnh Lenin có tóc nên phải nối dài tóc. Hiện nay, nếu
nhìn kỹ vẫn phát hiện ra chi tiết nối tóc này. Còn bộ âu phục Lenin mặc sau lại
khác với bộ ông ta hay mặc khi còn sống là vì sự
thực thì sau khi qua đời, Lenin mặc áo đại cán. Chiếc áo đó ông vẫn mặc trong
thời gian quàn tại phòng khánh tiết và một thời gian dài tại lăng. Thế nhưng tới
giữa năm 1960, Lenin được thay bộ âu phục mà chúng ta thấy hiện nay. Một thợ
may nổi tiếng Moscow được giao cắt và may cho Lenin bộ quần áo này.
Còn vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất là liệu
thi hài Lenin được giữ tới bao giờ? Có một giới hạn bảo quản nào không?
Theo
viện sỹ Debov, người làm việc ở đây từ lâu nhưng chưa hề thấy có một sự thay đổi
nào trên thi thể Lenin. “Chúng tôi kiểm tra định kỳ toàn bộ thi thể, từ màu da,
khối lượng, các đường nét cơ thể, các chỉ số này luôn ổn định. Thực trạng hiện
nay tốt. Còn thời gian ư? Tôi không thể nói một con số cụ thể được. Có thể còn
bảo quản được 100 năm, hay hơn nữa”.
Khoảng 4 năm một lần, một uỷ ban nhà nước đặc
biệt được thành lập bao gồm đại diện Bộ Y tế, các nhà khoa học nổi tiếng nhất của
các ngành hữu quan. Uỷ ban này sẽ kiểm tra toàn bộ công việc và sẽ có những biện
pháp kịp thời, cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa phát hiện ra một "trục trặc" nào đối với thi hài của Lenin.
Việc
bảo vệ thi hài Lenin là công việc hết sức phức tạp, thí dụ việc duy trì nhiệt độ
trong phòng đặt quan tài Lenin luôn luôn phải ở 16 độ C với sai số không được
vượt quá 0,7 độ C. Để thực hiện công việc này luôn phải có 12 kỹ sư, bác sĩ
chuyên ngành làm việc trong mỗi ca trực, và các ca phải trực liên tục 24/24 giờ.
Còn kỹ thuật chống sự hoại tử thi hài thì được coi là một trong những bí mật trọng
điểm của quốc gia. Để giữ gìn thi hài Lenin, đã tiêu tốn 1,5 triệu đô la mỗi
năm.
Nhưng kỳ tích lớn nhất trong việc bảo vệ thi hài Lenin là việc di chuyển thi hài ra khỏi lăng vào năm 1941 khi Moscow bị Đức tấn công. Dưới sự chỉ đạo của Stalin, chỉ sau hai ngày nhận được lệnh di chuyển, Zbarski cùng các cộng sự chỉ kịp mang theo những máy móc và thuốc men cần thiết nhất cùng thi hài Lenin rời khỏi thủ đô.
Nhưng kỳ tích lớn nhất trong việc bảo vệ thi hài Lenin là việc di chuyển thi hài ra khỏi lăng vào năm 1941 khi Moscow bị Đức tấn công. Dưới sự chỉ đạo của Stalin, chỉ sau hai ngày nhận được lệnh di chuyển, Zbarski cùng các cộng sự chỉ kịp mang theo những máy móc và thuốc men cần thiết nhất cùng thi hài Lenin rời khỏi thủ đô.
Trong
hồi ký của mình, khi nhớ lại sự kiện này, Zbarski đã viết: “Nhằm đảm bảo bí mật,
chúng tôi đã xuất phát khỏi lăng vào nửa đêm 3/7/1941 và đến nhà ga Orkovsk.
Sau khi thi hài và toàn bộ nhân viên cùng những người thân trong gia đình Lenin
lên tàu, đoàn được hộ tống bởi 410 binh lính và sĩ quan Hồng quân".
Những ngày đó lại đặc biệt nóng. Để bảo vệ thi hài, họ đã phải dùng tới phương pháp rất thủ công, đó là xếp những thanh nước đá xung quanh quan tài, đồng thời phải dùng rượu cồn thường xuyên sát trùng để tránh hiện tượng hoại tử. Sau 5 ngày đoàn mới tới được Chiumen (Uran) trong bối cảnh bí mật tuyệt đối.
Ngay cả Bí thư thứ nhất Khu ủy vùng đó cũng không được biết thực chất người ta đã đưa đoàn người này đến đây làm gì. Sau đó tất cả những người theo đoàn, trong đó có cả những người trong gia đình giáo sư Zbarski đều phải lưu lại Chiumen và được bố trí ở ký túc xá của Học viện Nông nghiệp, hoàn toàn cách ly với bên ngoài. Còn chiếc quan tài pha lê quàn thi hài Lênin thì được đặt tại phòng họp ở tầng hai của tòa nhà, và được gọi là “Phòng trắng” (Bạch cung).
Tại địa điểm mới, nhóm của giáo sư Zbarski gặp muôn vàn khó khăn trong công việc. Do chiến tranh mỗi ngày một ác liệt nên ngay cả khẩu phần lương thực cũng không đủ, thì cũng dễ hình dung ra những dụng cụ, thuốc men và những điều kiện khác phục vụ cho việc bảo quản thi hài thiếu thốn đến mức nào.
Nhưng chính tại nơi đây nhóm bảo quản do Zbarski đứng đầu đã phát minh ra những phương pháp bảo quản thi hài hoàn toàn mới. Thí dụ như Vorobjov đã tìm ra phương pháp có tính đột phá trong công tác bảo vệ thi hài: khắc phục mỹ mãn toàn bộ những nốt tàn nhang trên khuôn mặt, đồng thời nâng cao được độ cao của mũi và con mắt như lúc Lênin còn sống. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn kéo dài, nhất là việc không thể duy trì được một nhiệt độ thích hợp, nên vào tháng 12/1943, thi hài bắt đầu xuất hiện hiện tượng hoại tử. Để khắc phục, các nhà bác học đành phải di chuyển thi hài xuống một căn hầm sâu dưới lòng đất với hy vọng lợi dụng được nhiệt độ thấp ở đây.
Những ngày đó lại đặc biệt nóng. Để bảo vệ thi hài, họ đã phải dùng tới phương pháp rất thủ công, đó là xếp những thanh nước đá xung quanh quan tài, đồng thời phải dùng rượu cồn thường xuyên sát trùng để tránh hiện tượng hoại tử. Sau 5 ngày đoàn mới tới được Chiumen (Uran) trong bối cảnh bí mật tuyệt đối.
Ngay cả Bí thư thứ nhất Khu ủy vùng đó cũng không được biết thực chất người ta đã đưa đoàn người này đến đây làm gì. Sau đó tất cả những người theo đoàn, trong đó có cả những người trong gia đình giáo sư Zbarski đều phải lưu lại Chiumen và được bố trí ở ký túc xá của Học viện Nông nghiệp, hoàn toàn cách ly với bên ngoài. Còn chiếc quan tài pha lê quàn thi hài Lênin thì được đặt tại phòng họp ở tầng hai của tòa nhà, và được gọi là “Phòng trắng” (Bạch cung).
Tại địa điểm mới, nhóm của giáo sư Zbarski gặp muôn vàn khó khăn trong công việc. Do chiến tranh mỗi ngày một ác liệt nên ngay cả khẩu phần lương thực cũng không đủ, thì cũng dễ hình dung ra những dụng cụ, thuốc men và những điều kiện khác phục vụ cho việc bảo quản thi hài thiếu thốn đến mức nào.
Nhưng chính tại nơi đây nhóm bảo quản do Zbarski đứng đầu đã phát minh ra những phương pháp bảo quản thi hài hoàn toàn mới. Thí dụ như Vorobjov đã tìm ra phương pháp có tính đột phá trong công tác bảo vệ thi hài: khắc phục mỹ mãn toàn bộ những nốt tàn nhang trên khuôn mặt, đồng thời nâng cao được độ cao của mũi và con mắt như lúc Lênin còn sống. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn kéo dài, nhất là việc không thể duy trì được một nhiệt độ thích hợp, nên vào tháng 12/1943, thi hài bắt đầu xuất hiện hiện tượng hoại tử. Để khắc phục, các nhà bác học đành phải di chuyển thi hài xuống một căn hầm sâu dưới lòng đất với hy vọng lợi dụng được nhiệt độ thấp ở đây.
Cho
tới tháng 3/1945, khi mối đe dọa của quân phát xít đã bị đẩy lùi thì thi hài
Lenin lại được bí mật đưa về Moscow để phục vụ nhân dân vào viếng.
Kể từ đó thi hài Lenin càng được bảo vệ hết sức cẩn trọng. Theo Giáo sư Delsunov, người trực tiếp lãnh đạo nhóm bảo quản thi hài, cho biết: mỗi tuần 2 lần vào thứ hai và thứ sáu, thi hài lại được tiến hành bảo dưỡng. Đầu tiên là thay bộ quần áo, sau đó thi hài được xử lý bằng chất liệu thơm rồi đưa vào phòng vô trùng để tiến hành kiểm tra một cách toàn diện.
Vẫn theo giáo sư Delsunov thì khi kiểm tra nếu phát hiện thấy bất kỳ một sự thay đổi nào, dù là nhỏ nhất, đều phải lập tức báo cáo lên Bộ Y tế Liên bang, và sau khi được Bộ chuẩn y mới được phép tiến hành các biện pháp khắc phục. Riêng người phụ trách phòng bảo ôn cứ 10 phút một lần phải báo cáo đầy đủ các thông số của phòng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và phải chịu trách nhiệm duy trì các thông số cần thiết. Sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn trên thì mới chỉnh sửa y phục, tư thế thi hài. Ngoài việc bảo dưỡng thường xuyên như trên, thì cứ nửa năm một lần thi hài được ngâm trong một loại dung dịch đặc biệt với thời gian kéo dài hai tuần liền.
Cần nói thêm rằng quan tài chứa thi hài Lenin đã có ít nhất 2 lần bị tấn công ngay trong lăng. Một lần bằng bằng lựu đạn, một lần khác bằng búa đập. Để hạn chế mọi rủi ro, quan tài cho thi hài Lenin được làm bằng vật liệu siêu bền, đạn bắn không thấu.
Bảo quản thi hài Lenin sau khi Liên Xô sụp đổ
Sau khi Liên Xô sụp đổ, do rất nhiều nguyên nhân, chính quyền Nga khi đó đã không cấp kinh phí cho việc tiếp tục bảo quản thi hài Lenin. Phòng thí nghiệm lăng Lenin bị đổi tên thành “Trung tâm nghiên cứu y học kết hợp sử dụng thuốc thực vật toàn Nga”, khiến cho sự bảo quản thi hài ngày một khó khăn.
Trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước, việc bảo quản thi hài vẫn được tiếp tục, song hoàn toàn dựa vào sự tự nguyện của các cán bộ, nhân viên và các nhà khoa học, trong đó bao gồm cả con trai của Zbarski.
Cũng cần nói thêm rằng trong thời gian nói trên, nước Nga dưới quyền của Tổng thống Eltsin đã rộ lên cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh việc di chuyển lăng và xử lý thi hài Lenin như thế nào.
Chỉ từ sau khi Putin trở thành tổng thống, thì cuộc tranh luận trên mới dần dần im hơi lặng tiếng. Cá nhân Tổng thống Putin không hề giấu giếm lòng tôn kính của mình đối với Lenin, hơn nữa ông còn cổ vũ người dân Nga “hãy tự hào với tinh thần cách mạng của giai cấp vô sản Nga”. Chưa đầy một năm sau trên cương vị tổng thống Nga, Putin đã phát biểu: ông không muốn thi hài Lenin bị mang đi hỏa táng, mà “cần phải bảo vệ sự yên tĩnh của Người”.
Cuối năm 2003, các nhân viên bảo vệ và các nhà khoa học đã tạm đóng cửa lăng để tiến hành bảo dưỡng thi hài và thay y phục cho Lenin. Bakesov, người phụ trách lăng đã tuyên bố nhấn mạnh: “Thi hài Lenin vẫn được bảo quản rất tốt, ít nhất trong vòng hơn 100 năm nữa vẫn không có chuyện gì xảy ra”.
Kể từ đó thi hài Lenin càng được bảo vệ hết sức cẩn trọng. Theo Giáo sư Delsunov, người trực tiếp lãnh đạo nhóm bảo quản thi hài, cho biết: mỗi tuần 2 lần vào thứ hai và thứ sáu, thi hài lại được tiến hành bảo dưỡng. Đầu tiên là thay bộ quần áo, sau đó thi hài được xử lý bằng chất liệu thơm rồi đưa vào phòng vô trùng để tiến hành kiểm tra một cách toàn diện.
Vẫn theo giáo sư Delsunov thì khi kiểm tra nếu phát hiện thấy bất kỳ một sự thay đổi nào, dù là nhỏ nhất, đều phải lập tức báo cáo lên Bộ Y tế Liên bang, và sau khi được Bộ chuẩn y mới được phép tiến hành các biện pháp khắc phục. Riêng người phụ trách phòng bảo ôn cứ 10 phút một lần phải báo cáo đầy đủ các thông số của phòng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và phải chịu trách nhiệm duy trì các thông số cần thiết. Sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn trên thì mới chỉnh sửa y phục, tư thế thi hài. Ngoài việc bảo dưỡng thường xuyên như trên, thì cứ nửa năm một lần thi hài được ngâm trong một loại dung dịch đặc biệt với thời gian kéo dài hai tuần liền.
Cần nói thêm rằng quan tài chứa thi hài Lenin đã có ít nhất 2 lần bị tấn công ngay trong lăng. Một lần bằng bằng lựu đạn, một lần khác bằng búa đập. Để hạn chế mọi rủi ro, quan tài cho thi hài Lenin được làm bằng vật liệu siêu bền, đạn bắn không thấu.
Bảo quản thi hài Lenin sau khi Liên Xô sụp đổ
Sau khi Liên Xô sụp đổ, do rất nhiều nguyên nhân, chính quyền Nga khi đó đã không cấp kinh phí cho việc tiếp tục bảo quản thi hài Lenin. Phòng thí nghiệm lăng Lenin bị đổi tên thành “Trung tâm nghiên cứu y học kết hợp sử dụng thuốc thực vật toàn Nga”, khiến cho sự bảo quản thi hài ngày một khó khăn.
Trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước, việc bảo quản thi hài vẫn được tiếp tục, song hoàn toàn dựa vào sự tự nguyện của các cán bộ, nhân viên và các nhà khoa học, trong đó bao gồm cả con trai của Zbarski.
Cũng cần nói thêm rằng trong thời gian nói trên, nước Nga dưới quyền của Tổng thống Eltsin đã rộ lên cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh việc di chuyển lăng và xử lý thi hài Lenin như thế nào.
Chỉ từ sau khi Putin trở thành tổng thống, thì cuộc tranh luận trên mới dần dần im hơi lặng tiếng. Cá nhân Tổng thống Putin không hề giấu giếm lòng tôn kính của mình đối với Lenin, hơn nữa ông còn cổ vũ người dân Nga “hãy tự hào với tinh thần cách mạng của giai cấp vô sản Nga”. Chưa đầy một năm sau trên cương vị tổng thống Nga, Putin đã phát biểu: ông không muốn thi hài Lenin bị mang đi hỏa táng, mà “cần phải bảo vệ sự yên tĩnh của Người”.
Cuối năm 2003, các nhân viên bảo vệ và các nhà khoa học đã tạm đóng cửa lăng để tiến hành bảo dưỡng thi hài và thay y phục cho Lenin. Bakesov, người phụ trách lăng đã tuyên bố nhấn mạnh: “Thi hài Lenin vẫn được bảo quản rất tốt, ít nhất trong vòng hơn 100 năm nữa vẫn không có chuyện gì xảy ra”.
Việc gìn giữ và bảo quản thi hài
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dân chúng
bên Nga đang ủng hộ việc mang thi hài Lê Nin ra hoả táng hoặc địa táng với lý
do chính trị và tốn kém về kinh tế. Nhưng ở Việt Nam, khả năng trưng cầu dân ý
này cũng còn chờ một thời gian khá lâu nữa.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Việc giữ gìn thi hài được
quan tâm đặc biệt và chuẩn bị từ trước đó. Xin giới thiệu tư liệu về công tác
gìn giữ và bảo quản thi hài HCM trong những năm tháng chống Mỹ qua lời của Iuri
Lopukhin – thành viên Nhóm Lăng (NL) từ năm 1951:
Năm 1969,
tại Việt Nam, Hồ Chí Minh sắp qua đời. Bộ Chính trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam
quyết định giữ thi hài ông ta. Vì thế, tôi có mặt tại Hà Nội hai ngày trước khi
ông ta tạ thế. Sau khi ông ta qua đời, chúng tôi đã tiến hành ướp sơ bộ để đưa
linh cữu ông vô Nhà Quốc hội ở quảng trường Ba Ðình để mọi người thăm viếng.
Sau đó là công việc giữ thi hài lâu dài. Phía Việt Nam đề nghị tiến hành công
việc tại Hà Nội, nhưng chúng tôi hiểu rằng không thể làm được việc đó vì điều
kiện kỹ thuật và tự nhiên tại Việt Nam không cho phép.
Các chuyên gia chúng tôi thì quyết định phải đưa thi hài của Hồ Chí Minh sang Moscow để ướp. Tôi trình bày ý kiến này với Lê Duẩn, lúc đó là bí thư đảng CSVN, nhưng ông ta bác bỏ. Lúc bấy giờ, đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A.N Cosughin dẫn đầu đến dự tang lễ đang ở Hà nội. Một buổi tối, Cosughin gọi tôi tới sứ quán Liên Xô và nói: "Hôm nay, đồng chí Lê Duẩn đã gặp tôi. Ðồng chí ấy khóc và nói rằng không thể đưa thi hài Hồ Chí Minh về Moscow được, đạo lý người dân Việt Nam không chấp nhận cho di chuyển xác người chết đi xa như vậy. Anh xem có còn cách nào không?" Tôi nói: "Chỉ còn cách là đưa toàn bộ máy móc của viện ở Moscow sang đây. Tuy nhiên, tôi không dám đảm bảo một trăm phần trăm công việc sẽ thành công". Cousghin gật đầu: "Thôi được, ngày mai anh đi theo tôi về Moscow, tôi sẽ đưa vấn đề này ra Bộ chính trị".
Các chuyên gia chúng tôi thì quyết định phải đưa thi hài của Hồ Chí Minh sang Moscow để ướp. Tôi trình bày ý kiến này với Lê Duẩn, lúc đó là bí thư đảng CSVN, nhưng ông ta bác bỏ. Lúc bấy giờ, đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A.N Cosughin dẫn đầu đến dự tang lễ đang ở Hà nội. Một buổi tối, Cosughin gọi tôi tới sứ quán Liên Xô và nói: "Hôm nay, đồng chí Lê Duẩn đã gặp tôi. Ðồng chí ấy khóc và nói rằng không thể đưa thi hài Hồ Chí Minh về Moscow được, đạo lý người dân Việt Nam không chấp nhận cho di chuyển xác người chết đi xa như vậy. Anh xem có còn cách nào không?" Tôi nói: "Chỉ còn cách là đưa toàn bộ máy móc của viện ở Moscow sang đây. Tuy nhiên, tôi không dám đảm bảo một trăm phần trăm công việc sẽ thành công". Cousghin gật đầu: "Thôi được, ngày mai anh đi theo tôi về Moscow, tôi sẽ đưa vấn đề này ra Bộ chính trị".
Sau đó bộ chính trị Nga chấp thuận đề nghị
này. Thế là một chuyến bay đặc biệt đã chở toàn bộ máy móc từ Moscow sang Hà nội.
Tại Việt Nam, chính phủ đã xây dựng một phòng đặc biệt tại một viện quân y lớn ở
Hà Nội để tiến hành công việc. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, Mỹ ném bom vào Hà nội,
nên để bảo đảm an toàn, chúng tôi phải di chuyển toàn bộ công việc tới một địa
điểm cách thủ đô Hà Nội 10 km. Công việc di chuyển này do một đơn vị bộ đội đặc
biệt trung thành với cộng sản dưới sự chỉ huy của Phó tổng tham mưu trưởng
Phùng Thế Tài đảm nhiệm. Ðáng lẽ việc di chuyển cũng đơn giản, và chúng tôi
không tài nào tưởng tượng được công việc di chuyển đó lại kéo dài 2 tuần lễ!
Nhưng thật không may, vụ máy bay trực thăng Mỹ đổ quân định giải thoát cho các
phi công Mỹ bị bắt giam ở Sơn Tây đã ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi. Khi
ấy, chính phủ Việt Nam đã quyết định dời đến địa điểm mới. Ðịa điểm đó nằm bên
bờ sông Ðà - trong một khu núi non hiểm trở. Công việc xây dựng căn phòng có đầy
đủ thông số kỹ thuật vô cùng phức tạp. Công việc của chúng tôi được tiến hành
tuyệt đối bí mật, thậm chí dân quanh vùng sông Ðà cũng không hề hay biết có một
chuyện như thế đang được tiến hành ở đây.
Năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ chấm dứt ném bom ở Hà Nội, thi hài Hồ Chí Minh được đưa về phòng đặc biệt ở một quân y viện tại Hà Nội. Sau khi chúng tôi rời khu vực sông Ðà, địa điểm này được khôi phục lại nguyên trạng ban đầu. Nghĩa là không một ai ở đây biết là đã từng có một việc như thế.
Năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ chấm dứt ném bom ở Hà Nội, thi hài Hồ Chí Minh được đưa về phòng đặc biệt ở một quân y viện tại Hà Nội. Sau khi chúng tôi rời khu vực sông Ðà, địa điểm này được khôi phục lại nguyên trạng ban đầu. Nghĩa là không một ai ở đây biết là đã từng có một việc như thế.
Tuy
nhiên, khi được hỏi nguyên nhân vì sao ông Hồ Chí Minh chết? Khó có thể tin rằng
một người có thể ra đi và chết như họ muốn.
Ông
Iuri
Lopukhin cho rằng:
-
Do xơ vữa động mạch, có thể. Trái tim của ông HCM vẫn khỏe mạnh, ông là một người
cơ bắp, rắn chắc.
Việc ướp xác những năm gần đây
Ông
Romakov đã tham gia ướp xác cho nhiều nhân vật quan trọng, như thủ lĩnh Neto của
Angola. Việc ướp xác cho người da đen có những vấn đề riêng. Lúc đầu, người ta
sợ dung dịch sẽ làm trắng da của Neto. Vì thế, để cẩn thận, họ đã thay đổi
phương pháp ướp và mọi sự đã diễn ra ổn thỏa.
Những năm gần đây,
Phòng thí nghiệm của Romakov phải chịu những “tổn thất" đáng kể. Trong số các
lãnh tụ được Romakov ướp xác thì thi hài của Gotvald ở Prague và Dimitrov ở
Sophia đã được hỏa táng. Thi hài của Burnham ở Guyana vẫn còn, nhưng Romakov
không biết tình trạng của xác ướp hiện nay thế nào. Với Neto, tình hình cũng
không rõ ràng.
Ông
Romakov cho biết, người ta không thể chắc chắn là các thi hài được ướp có thể tồn
tại bao lâu: mười năm, vài chục năm, thậm chí nhiều trăm năm. Tất cả phụ thuộc
vào kỹ thuật bảo quản.
Kỹ
thuật ướp xác hiện đại giống kỹ thuật của người Ai Cập ở chỗ các cơ quan nội tạng
phải được lấy ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, theo ông Romakov, các chuyên gia không
học được gì hơn ở người Ai Cập cổ, mặc dù gần đây họ đã nghiên cứu nghệ thuật ướp
xác Ai Cập khá kỹ lưỡng.
Đầu những năm
1990, những gì các nhà khoa học Nga chắt lọc được trong kỹ thuật ướp xác các
lãnh tụ bỗng nhiên lại được đưa ra ứng dụng cho các "bố già" xã hội
đen.
Những "người anh em", tự xưng là “người Nga mới” có nhu cầu khôi phục thi thể dập nát cho những nhân vật mafia “uy tín” tử nạn trong các cuộc đấu súng. Thực hiện các đơn đặt hàng này, các chuyên gia được trả công khá hậu hĩnh, nhưng cũng phải chấp nhận những lời đe dọa của giới giang hồ.
Những "người anh em", tự xưng là “người Nga mới” có nhu cầu khôi phục thi thể dập nát cho những nhân vật mafia “uy tín” tử nạn trong các cuộc đấu súng. Thực hiện các đơn đặt hàng này, các chuyên gia được trả công khá hậu hĩnh, nhưng cũng phải chấp nhận những lời đe dọa của giới giang hồ.
Vào
thời gian đó, việc khôi phục và ướp xác tạm thời (cho khoảng vài ngày) có giá từ
vài nghìn rúp đến vài nghìn đôla. Thực tế, các nhà khoa học thường bảo quản nhiều
hơn yêu cầu. Người ta kể rằng có trường hợp sau một năm, họ hàng của người quá
cố đã quá kinh ngạc khi nhìn thấy trong hầm mộ, người thân của mình vẫn như cũ,
y như khi còn sống.
Viện
Thực vật và Hương liệu Liên bang Nga đã từng nhận khá nhiều đơn đặt ướp xác cho
hầm mộ của các nhân vật "quan trọng". Giá của dịch vụ này rất đắt, có
thể lên tới nửa triệu USD. "Nếu xác ướp để trong hầm mộ thì không cần theo
dõi gì đặc biệt thêm. Có thể yên tâm là xác sẽ nằm như vậy hàng chục năm",
ông Romakov nói.
Các
nhà kinh doanh, buôn bán dầu khí, các chủ ngân hàng đã chết cũng là những khách
hàng của Viện Thực vật và Hương liệu. "Trước đây tôi chưa bao giờ nhìn thấy
những quan tài sang trọng như thế", ông Romakov nói. "Mốt hiện nay là
quan tài kiểu Mỹ, có nắp gồm hai phần, làm bằng gỗ đỏ với cách trang trí rất cầu
kỳ".
Giới
trẻ của Viện Thực vật và Hương liệu hiểu rằng chăm sóc xác chết là lĩnh vực có
lợi nhuận cao, và đã nhiều người bỏ viện để lập nghiệp kinh doanh nghi lễ
riêng. Còn ông Romakov lại suốt đời gắn vào việc "tranh cãi" với sự
vĩnh cửu. Ông không muốn từ bỏ công việc của mình vì những bức xúc của đời thường.
Chân dung Lenin luôn được treo trong phòng làm việc của ông. Khi được hỏi ông
có muốn được ướp xác sau khi chết hay không, ông Romakov nói ngay: "Không
nên chiếm chỗ làm gì, tốt hơn là để tôi được thiêu đi…".
Mặc
dù sau Lenin, các nhà y học đầu ngành của Liên Xô còn ướp xác thành công nhiều
lãnh tụ khác như thủ lĩnh cộng sản Bungari Georgi Dimitrov (1949), Năm 1952,
Traibonsan - Chủ tịch Mông Cổ - qua đời tại Moscow.[ Sau khi được ướp sơ bộ,
thi hài ông được đưa về Ulanbato (Mông Cổ). Ban đầu, Mông Cổ rất muôn giữ thi
hài Traibonsan và đã triển khai thiết kế xây dựng lăng, nhưng khi biết rằng làm
điều đó sẽ rất tốn kém, họ quyết định thôi và mai táng ông như người thường], Iosif
Stalin và Tổng thống Tiệp khắc Klement Gottwald (1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh
(1969), Chủ tịch Angola Agostinho Neto (1979), Chủ tịch Cộng hoà nhân dân Triều
Tiên Kim Nhật Thành (1994), nhưng cho đến nay quá trình ướp xác vẫn còn nằm sau
bức màn bí mật và còn khá nhiều câu hỏi về sự kỳ bí. Vậy, các nhà khoa học Liên
Xô đã làm thế nào để bảo quản thi hài, những biệt dược và y thuật nào đã được
áp dụng?
Nguyen Hong sưu tầm, dịch, tổng hợp và giới thiệu.
Tài
liệu liên quan:
( Hồ Chí Minh đã chết dưới ống kính máy quay)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét