Hôm nay công an Hà Nội
đối phó với người biểu tình ‘rất quyết liệt’ và ‘có sự
chuẩn bị kỹ càng’. Số lượng công an được huy động
lên đến hàng trăm người và có nhiều lực lượng phối hợp: CSCĐ áo xanh, áo vàng, trật tự, bảo vệ...và lực lượng giả dạng người biểu tình. Họ rải khắp nơi, từ đầu này đến đầu kia, khi đoàn biểu tình đến cách đài phun nước (chỗ chuẩn
bị rẽ vào phố Hàng Bông) khoảng 100m thì vẫn còn hơn trăm người trực ở
Vườn hoa Lý Thái Tổ và bờ hồ Hoàn Kiếm.
Cuộc biểu tình hôm nay chủ yếu là các thanh niên và một số trí thức.
Những hình ảnh trên là những người biểu tình đang hô vang khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược" |
2. Những kẻ chỉ điểm
2 cô gái này đã theo đoàn biểu tình, khi CSCĐ đến đã chỉ điểm để bắt người tích cực tham gia biểu tình. ảnh NSGV. 9h 13' |
2 cô gái và anh thanh niên phía sau (áo phông kẻ sọc ngang) - cùng hội chỉ điểm. |
Đây nữa... |
Sau khi những người biểu tình đã bị bắt đi, họ (> chục người) tụ tập về đây ngồi...chờ, ở bờ hồ HK phía trước công viên Tượng đài Lý Thái Tổ. (ảnh NSGV lúc 9h 45 AM). |
Anh chàng quần xanh này cũng đầy nghi vấn. |
3. Không có chuyện mất trật tự công cộng.
Công an dẹp tan biểu tình chống TQ
Bài của BBC tiếng Việt. Cập nhật: 08:58 GMT - chủ nhật, 5 tháng 8, 2012
Đây là lần thứ tư Hà Nội chứng kiến cuộc biểu tình phản
đối Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền Việt Nam’ ở Biển Đông trong
mùa hè năm nay kể từ cuộc biểu tình lần đầu vào ngày Chủ
nhật đầu tiên của tháng 7.
Ba cuộc biểu tình lần trước vào các ngày
1, 8 và 22/7 đều diễn ra suôn sẻ mặc dù đoàn người biểu tình
bị chặn lại ở trước đích đến là Sứ quán Trung Quốc và một
số nhân vật biểu tình cốt cán cáo buộc đã bị chính quyền
sách nhiễu.
Trước đó, truyền thông Nhà nước của Việt
Nam cũng có chiến dịch lên án những người biểu tình là ‘gây
rối trật tự công cộng’ và ‘bị các thế lực thù địch xúi
giục’ để diễn tập cho hành động ‘như Mùa Xuân Ả Rập’.
Điều này cho thấy chính quyền hiện lo
ngại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên Biển Đông cuối
cùng sẽ chĩa mũi dùi vào chế độ.
Ba đợt bắt người
Theo AFP những người biểu tình đã ‘bị
cưỡng bức đưa lên xe buýt đang đợi sẵn’ và bị đưa đến ‘trại
cải tạo’ vốn là nơi dành cho gái mại dâm và người nghiện ma
túy.
Những người này đã tham gia tuần hành bất chấp sự hiện diện dày đặc của an ninh, AFP cho biết.
Trước khi bị bắt đưa đi, những người biểu
tình còn hô các khẩu hiệu ‘Đả đảo Trung Quốc xâm lược’ và vẫy
cờ Việt Nam và các khẩu hiệu chống Trung Quốc.
BBC đã liên lạc ông Bùi Thanh Hiếu, chủ
blog ‘Người buôn gió’ để tìm hiểu thêm về cuộc biểu tình sáng
nay. Ông Hiếu là người đã chứng kiến những người biểu tình bị
công an bắt giữ.
Ông Hiếu cho biết công an dồn người biểu tình chống Trung Quốc lên xe buýt tổng cộng là ba lần.
Tốp đầu tiên chưa tới 10 người đã bị
khống chế đưa lên xe buýt ở ngay Vườn hoa Lý Thái Tổ, nơi dự
định xuất phát của đoàn biểu tình, ông cho biết.
Sau đó, một nhóm khoảng 40 người đến sau
cũng tụ tập ở vườn hoa này. Họ giương biểu ngữ hô khẩu hiệu
và tuần hành được khoảng 200 mét thì cũng bị công an bắt giữ.
“Hai xe chở khách 24 chỗ chở đặc nhiệm
mặc thường phục đeo băng đỏ toàn thanh niên khỏe mạnh nhảy
xuống ồ ạt bốc mọi người chất lên xe buýt chở đi,” ông Hiếu
thuật lại.
“Còn lác đác 10, 15 người đi tiếp được
mấy trăm mét nữa thì gặp thêm một nhóm 30 người nữa tiếp tục
tuần hành hô khẩu hiệu,” ông nói, “Được thêm 200 mét nữa thì xe
buýt lại đến bốc lần cuối cùng nữa là hết.”
Như vậy, đoàn biểu tình đã bị giải tán
vào lúc hơn 9h khi vẫn còn quanh quẩn quanh khu vực Hồ Gươm, ông
Hiếu cho biết, và xe buýt đã chở những người biểu tình đưa về
Trung tâm lưu trú Lộc Hà thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh của
Hà Nội.
Trong những người bị bắt có bà Lê Hiền
Đức, ông Nguyễn Lân Thắng và một người mẹ trẻ tên là Trần Thị
Nga dẫn theo đứa con 3 tuổi bị bắt nên lạc con, ông Hiếu nói.
Bà Đức được đưa về chính quyền nơi cư trú
của bà, còn ông Thắng thì bị ‘đưa đi đâu không rõ’ trong khi
người mẹ lạc con đã được thả khỏi trại Lộc Hà để gặp con,
ông cho biết thêm.
‘Trấn áp quyết liệt’
Theo như ông Hiếu nhận xét công an Hà Nội
đối phó với người biểu tình ‘rất quyết liệt’ và ‘có sự
chuẩn bị kỹ càng’. Ông cho biết số lượng công an được huy động
lên đến hàng trăm người và ‘một người biểu tình có đến 5,6
người bắt’.
“Họ rải từ đầu này đến đầu kia,” ông
nói, “Và khi đoàn biểu tình đến gần đài phun nước (chỗ chuẩn
bị rẽ vào phố Hàng Bông) thì vẫn thừa hơn trăm người trực ở
Vườn hoa Lý Thái Tổ.”
Ông Hiếu cho biết cuộc biểu tình hôm nay chủ yếu là các thanh niên và một số trí thức.
Từ trong trại Lộc Hà, kỹ sư Lê Dũng, một
trong người biểu tình bị bắt giữ, cho BBC biết là có khoảng 30
người bị đưa vào trại giống như ông.
Trong số này có luật sư, nhà báo, nhà
văn, cựu chiến binh, thương binh một số sinh viên các trường đại
học và có cả đảng viên, ông nói.
Ông Dũng cho biết ông là người đầu tiên bị bắt đẩy lên xe buýt vào sáng nay.
“Tôi ra (Vườn hoa Lý Thái Tổ) thì mới có
khoảng 7,8 người,” ông kể, “Họ xúm vào chĩa loa vào tận mặt
yêu cầu giải tán vì khu này là khu vực cấm rồi sau đó lôi
thẳng lên xe buýt.”
Ông cáo buộc một lực lượng mặc thường
phục mà ông ‘không rõ là ai’ đã hành xử ‘côn đồ’ đối với
người biểu tình. Ông mô tả những người này là ‘mặc quần cộc,
áo phông, đi dép lê và ăn nói rất hỗn xược kiểu như ‘xách
thằng này lên xe buýt’’.
“Họ kéo, lôi chân tay, khiêng, đạp đẩy lên xe buýt,” ông nói.
Sau khi vào trại, ông cho biết, thì những
người bị bắt vẫn tiếp tục căng biểu ngữ và hô khẩu hiệu
chống Trung Quốc.
Sinh viên biểu tình
Ông Dũng, như lời ông nói đã tham gia cả
thảy 14 cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong hai năm, cho biết
ở trại Lộc Hà lần lượt từng người bị bắt đã bị công an gọi
lên làm việc. Theo như ông thuật lại thì ông đã bị tra hỏi ‘Vì
sao ra Bờ Hồ biểu tình’, ‘Ai xúi giục?’, ‘Ai cầm đầu?’.
“Tôi nói với họ tôi ra đấy là quyền của
tôi. Tôi không gây rối làm mất trật tự công cộng gì cả mà chỉ
bày tỏ chính kiến của công dân trước sự xâm lược của Trung
Quốc. Không ai có thể ngăn cản hay bắt bớ,” ông thuật lại lời
ông nói với cán bộ điều tra.
"Tôi cảm thấy bất bình trước các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông nên tham gia biểu tình để cho thế giới biết và cũng thể hiện cho chính quyền biết rằng giới trẻ không thờ ơ với chính trị."Một sinh viên biểu tình giấu tên
“Đó là nhận thức, là nghĩa vụ của tôi
đối với đất nước,” ông nói thêm, “Không cần ai xúi mà tôi cũng
không xúi ai đi cùng.”
Ông cho biết đêm thứ Bảy ngày 4/8 có đến
7,8 công an đến bao vây xung quanh nhà ông và ông đã tránh đến
nhà bạn từ trước thì sáng Chủ nhật mới có thể đi biểu tình
được.
Một sinh viên trong đoàn biểu tình bị bắt
giữ đề nghị BBC giấu tên cho biết bạn cảm thấy bất bình trước
các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông nên tham gia biểu
tình ‘để cho thế giới biết và cũng thể hiện cho chính quyền
biết rằng giới trẻ không thờ ơ với chính trị’.
Người này cũng cho biết trong số các thanh
niên đi biểu tình có sinh viên đang đi học, có người vừa tốt
nghiệp và cũng có người đã ra trường đi làm.
Vào lúc 17h, chị Đặng Bích Phượng, một
trong những người bị bắt giữ ở trại Lộc Hà, cho BBC biết cán
bộ trại đã họp mọi người lại và tuyên bố mọi người đã ‘vi
phạm trật tự công cộng và đã lập biên bản vi phạm hành chính’
và cho phép mọi người giải tán nhưng mọi người không ký vào
biên bản.
Tuy nhiên, chị Phượng cho biết do còn một
Việt kiều quốc tịch Thụy Sỹ vẫn còn bị giữ lại nên mọi
người vẫn nấn ná ở lại Lộc Hà để chờ đợi ‘đủ người mới
về’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét