Khổ thân các cô giáo. Nhưng chẳng
phải vì các em đâu, vì cái chữ DẠY cực kỳ sai lầm.
Dạy văn nghĩa là đổ lên đầu một
núi kiến thức oẳn tà roằn ngay cả nhà văn cũng hoa cả mắt. Các em ghét văn, sợ
văn cũng vì thế.
Cứ hỏi các nhà văn xem họ trở
thành nhà văn có phải nhờ núi kiến thức ấy không, 100% trả lời là không. Họ trở
thành nhà văn chỉ vì họ yêu văn, có vậy thôi.
Thôi không nói các nhà văn, tất cả những người biết đọc sách, hiểu biết văn chương vì họ yêu văn chứ không phải nhờ kiến thức mà họ học được từ nhà trường. Tui cam đoan như vậy.
Kiến thức văn chương sẽ chẳng có
ích gì khi người ta không yêu văn. Còn khi đã say mê người ta sẽ tự tìm kiếm những
kiến thức giúp họ hiểu văn hơn, yêu văn hơn.
Hơn nữa, với văn chương mà nói đến
chữ dạy nghe rất khó chịu, phản cảm. Văn chương là chia sẻ, thấu cảm. Không nên
nói đến dạy dỗ.
Ở phổ thông không phải dạy văn
mà dỗ văn, giúp các em thích văn yêu văn. Lên đại học không phải dạy văn mà dẫn
văn, giúp các em hiểu văn hơn, bắt đầu biết làm văn. Bỏ ngay chữ dạy và đừng biến
học trò thành các nhà phê bình lấy tính đảng làm nồng cốt để tâng bốc văn
chương loại này, phê phán buộc tội văn chương loại kia.
Bỏ ngay chữ DẠY sai lầm và hãy
nói không với việc dạy văn ngu xuẩn đó.
Comt:
Anh Anh:
"Các cô giáo hiếm khi dạy văn theo hướng khơi nguồn sự sáng tạo và yêu thích văn chương từ học sinh. Mà thường ép các em vào khuôn khổ theo gu văn chương của cá nhân giáo viên, lối viết, nhân sinh quan của giáo viên. Những bài viết nào không theo gu đó sẽ bị coi là dốt, kém ạ. Thật tiếc vì lối dạy đó đã làm thui chột sự sáng tạo nói chung và sáng tạo trong văn chương nói riêng ạ!"
1 nhận xét:
Đứa nào nói cũng hay,nhưng thử đề xuất cách dạy văn như thế nào cho khả thi thì chúng mày toàn
nói vu vơ chứ đua vào chương trình thì thành ngu ngay.
Đăng nhận xét