Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Nga và Việt Nam là những đối tác đa mục đích


"Giáo sư Thayer (Úc) chỉ rõ 4 điểm nổi bật trong mối quan hệ Việt – Nga là: Hợp tác dầu khí, Hợp tác năng lượng thủy điện và điện hạt nhân, Hợp tác thiết bị quân sự và công nghệ, và cuối cùng mới là hợp tác thương mại đầu tư. Trong số 4 lĩnh vực này, nổi bật nhất là hợp tác giữa 2 nước về năng lượng và quân sự."

 Ngày 7 tháng 11, Nga và Việt Nam đã ký kết thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực thăm dò vũ trụ vì mục đích hòa bình, đầu tư vào nền kinh tế của nhau và hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Các văn kiện đã được ký kết sau cuộc hội kiến giữa thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Hiệp định về hợp tác thăm dò vũ trụ được thiết kế nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực viễn thám, định vị vệ tinh và truyền thông, y học và sinh học vũ trụ. Matxcơva và Hà Nội cũng sẽ phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, kỹ thuật, nông nghiệp, khai thác các mỏ khoáng sản và hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng.


Năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam đã tăng hơn 50%, lên đến hơn 3 tỷ USD. Một trong các khu vực quan trọng của sự hợp tác là lĩnh vực dầu khí. Các công ty Nga TNK-BP và LUKOIL tham gia các dự án thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt. Liên doanh "Vietsovpetro" khai thác một nửa khối lượng vàng đen cho Việt Nam. Tuy nhiên, các khu vực kinh tế khác ngày càng tăng ý nghĩa quan trọng. Một trong các dự án chiến lược là sự tham gia của Nga trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Hiện đang có kế hoạch thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân ở nước này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, cuộc đàm phán của ông với đồng sự Nga đã thành công và diễn ra trong tinh thần tin tưởng lẫn nhau:“Chúng tôi thông báo cho nhau biết về tình hình mỗi nước và đưa ra đánh giá triển vọng phát triển quan hệ song phương. Chúng tôi đã đi đến thỏa thuận về phương hướng và phương pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ nhau trên trường quốc tế. Lãnh đạo và nhân dân hai nước chúng ta mong muốn phát triển các mối quan hệ hiệu quả và chất lượng. Hai bên sẽ tăng cường quan hệ chính trị, thương mại, kinh tế, đầu tư và các dự án kỹ thuật quân sự, tham gia vào việc giáo dục và đào tạo cán bộ. Chúng tôi đánh giá cao các hoạt động chung trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, dầu khí, đặc biệt là trên thềm lục địa Việt Nam và trên lãnh thổ Nga.”

Các bên cũng ghi nhận việc tích cực thúc đẩy các dự án hợp tác chung trong lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất, điện và thủy điện, cũng như khai thác titan ở Việt Nam. Matxcơva quan tâm đến việc xuất khẩu máy bay chở khách "Sukhoi Superjet 100" và máy bay trực thăng cho Việt Nam.

Ông Dmitry Medvedev ghi nhận rằng Matxcơva và Hà Nội hài lòng với kết quả quan hệ thương mại và kinh tế: “Các thỏa thuận đang được thực thi, kim ngạch thương mại song phương đang tăng lên. Hiện có những điều kiện thuận lợi để đạt được con số mục tiêu cho năm 2015 là 7 tỷ USD. Nhưng đó chưa phải là giới hạn cuối cùng, chúng ta phải nhìn về tương lai, và sự tăng trưởng năng động sẽ được củng cố bằng các giải pháp. Chúng ta có các lĩnh vực hợp tác khác nhau. Một trong số đó là cùng xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tuân thủ theo các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và an toàn của cơ sở này. Chúng tôi đã thảo luận về sự phát triển tổ hợp dầu khí. Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro" hôm nay là một trong những công ty hàng đầu thế giới. Nhưng chúng ta sẽ thành lập các công ty mới, trong đó có các liên doanh trên lãnh thổ Nga. Sẽ có dự án mới, bao gồm cả sự tham gia của Gazprom. Chúng tôi mong muốn thực hiện được các dự án này.”

Ngay trong năm tới, hai bên dự định sẽ bắt đầu đàm phán về thành lập khu vực thương mại tự do giữa Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan) và Việt Nam. Thủ tướng Medvedev cũng nhấn mạnh rằng hợp tác truyền thống giữa hai nước trong lĩnh vực nhân văn đang được mở rộng. Đặc biệt, theo lời ông Medvedev, hiện đang có dự án thành lập trường Đại học công nghệ Nga tại Việt Nam. 

Theo TNNN 



Không có nhận xét nào: