Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI NGA THỜ Ơ, VÔ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM


“Những người Việt Nam thực sự làm việc trong hoàn cảnh như nô lệ mà không được trả công xứng đáng. Nếu có sự phản đối từ phía Đại sứ quán (VN) thì những tình trạng như vậy đã không thể xảy ra”.
Ông Svetkov nói: “Tôi đã đề nghị đại diện đại sứ quán thu xếp chỗ ăn ở cho tất cả phụ nữ Việt Nam ở đây tại khuôn viên đại sứ quán, nhưng họ không sẵn sàng làm điều này”.

Nga đã bác bỏ chỉ trích của Sứ quán Việt Nam về điều kiện tại các khu lều tạm giữ người Việt bị bắt vì nghi nhập cư bất hợp pháp.
Nhà báo Phúc Nguyên từ Moscow cho BBC hay rằng hãng Interfax của Nga hôm 5/8 đã cho đăng tải phản ứng của Phó Chủ tịch ban Xã hội thuộc Sở Nội vụ Moscow Anton Svetkov với Đại sứ quán Việt Nam.
Ông Svetkov đã nặng lời khi cáo buộc ngược lại rằng Đại sứ quán Việt Nam có những hành động “giống như” khiêu khích khi phát ngôn về điều kiện sống của những người Việt bị bắt vừa qua trong khu trại tập trung.

Cảnh sát và giới chức Nga bắt giữ những di dân bất hợp pháp tại nước này đã diễn ra gần 2 tuần qua


Di dân VN tại khu lều tạm ở Moscow

Trước đó Trưởng phòng Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, ông Lê Hồng Trường, khi trả lời phỏng vấn Interfax đã nói rằng: “Điều kiện sống trong khu trại rất tồi tệ. 40 người ở trong một lều 50m2, đó thực sự là những điều kiện vô nhân đạo”.

Ông cũng nói rằng cho tới sáng ngày 5/8 các cơ quan thực thi luật pháp Nga vẫn chưa có thông báo chính thức cho đại sứ quán Việt Nam những thông tin chính xác liên quan tới tình hình trong khu trại tập trung và số lượng người Việt chính thức bị bắt giữ.

Phản bác lại, ông Anton Svetkov nói: “Tại sao trong vòng 1,5 năm qua họ không một lần tới thăm các trung tâm dành cho người nước ngoài, mà lại đưa ra thông tin rằng người của họ bị giam giữ trong trại với những điều kiện vô nhân đạo?”

“Những người Việt Nam thực sự làm việc trong hoàn cảnh như nô lệ mà không được trả công xứng đáng. Nếu có sự phản đối từ phía Đại sứ quán thì những tình trạng như vậy đã không thể xảy ra”.
Ông Svetkov nói: “Tôi đã đề nghị đại diện đại sứ quán thu xếp chỗ ăn ở cho tất cả phụ nữ Việt Nam ở đây tại khuôn viên đại sứ quán, nhưng họ không sẵn sàng làm điều này”.

Hoạt động ráo riết của cảnh sát và giới chức Nga bắt giữ những di dân bất hợp pháp tại nước này đã diễn ra gần hai tuần qua.
Mở đầu là đợt bắt giữ vào hôm thứ Hai, 29/7 sau khi giới chức trách phát hiện một khu định cư trái phép với 1.200 người Việt Nam và 200 người nhập cư lậu từ Hy Lạp, Morocco, Syria, Kyrgyzstan, Azerbaijan và Uzbekistan sinh sống.
Nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết, họ đang làm việc với phía chính quyền của nước sở tại trong nỗ lực để đưa số người hiện đang bị tạm giữ về Việt Nam.


Qua kết quả cuộc kiểm tra quy mô lớn phát hiện những người nước ngoài hiện diện bất hợp pháp trên lãnh thổ Nga, tại Matxcơva đã khởi tố vụ án hình sự về sử dụng lao động nô lệ. Đó là thông báo chiều 6 tháng Tám trên trang web của Cơ quan Nội vụ Matxcơva.

Hồ sơ khởi tố dựa theo Mục 3 Điều 127.2 của Bộ luật hình sự (sử dụng lao động nô lệ), dự trù khung hình phạt đến 15 năm tù. Hồ sơ này được tách riêng từ vụ án hình sự đã khởi tố trước đó về băng đảng tội phạm và tổ chức di cư bất hợp pháp. Các bị cáo trong hồ sơ vụ án sử dụng lao động nô lệ gồm 6 đối tượng và hiện thời cảnh sát không công bố danh tính những người này.

Theo tư liệu điều tra, tại Matxcơva có hoạt động của nhóm tội phạm đã tiến hành đưa 700 người nước ngoài là công dân Việt Nam và các nước khác nhập cảnh bất hợp pháp vào lãnh thổ Liên bang Nga. Các di dân không biết tiếng Nga, làm việc trong các xưởng may chuyên sản xuất quần áo mang nhãn mác nhái các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, di dân bị tịch thu giấy tờ tùy thân nhằm ngăn chặn khả năng họ từ chối làm việc và rời khỏi Nga, cũng như cản trở mọi liên hệ của số lao động người nước ngoài này với dân địa phương Matxcơva và đại diện chính quyền sở tại.

Trong khu lều trại của người nhập cư bất hợp pháp ở phía đông Matxcơva đang tạm giữ cả những công dân Syria có nguy cơ đối mặt với án tử hình khi về nước. Đó là ý kiến nói với các nhà báo ở Matxcơva của ông Evgeny Bobrov, lãnh đạo phái đòan thường trực về chính sách di trú và bảo vệ nhân quyền trong lĩnh vực quan hệ liên sắc tộc trong Hội đồng về phát triển xã hội công dân và quyền con người trực thuộc Tổng thống Nga.

Cũng theo lời ông Evgeny Bobrov, hơn 90% những người ở trại là các công dân Việt Nam, bị bắt giữ vì vi phạm chế độ di trú và luật lao động. Chuyên viên Nga bổ sung thêm rằng những người đang ở trại mà ông có thể hỏi chuyện, đều đến Nga một cách bất hợp pháp. Ông Bobrov giải thích với các nhà báo rằng, những người này nhập cảnh Nga với thị thực du lịch nhưng lại thực hiện hoạt động lao động trái phép, sau đây sẽ không được gia hạn tạm trú và theo quyết định của Tòa án phải chịu trục xuất.

Kể từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện trong tỉnh Matxcơva mười xưởng may đen của người Việt Nam, tức là những cơ sở sản xuất không đăng ký và không có giấy phép lao động. Công nhân sống ngay tại xưởng trong điều kiện mất vệ sinh, hoàn toàn coi thường các quy tắc an toàn phòng cháy chữa cháy. Mùa thu năm ngoái, hỏa hoạn tại một trong các xưởng may lậu ở Yegorievsk thuộc ngoại ô Matxcơva đã khiến cho mười bốn người Việt Nam thiệt mạng. Rất có thể đồng bào của họ, những người làm việc tại các xưởng may bí mật khác cũng phải chịu số phận tương tự. Năm nay, 80 người Việt Nam bị bắt giữ ở Lyubertsy. Ở Balashikha có 300 người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp, ở Orekhovo có 400 công dân Việt Nam may quần áo thể thao mang nhãn hiệu các công ty nổi tiếng thế giới.

Những người tham gia sản xuất trong các xưởng đen sẽ phải nộp phạt khoản tiền lớn và sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ của Nga theo quyết định tòa án. Tuy nhiên, theo đại diện chính thức của Cơ quan di trú Liên bang Nga Zalina Kornilova, tội của những người sử dụng lao động nhập cư bất hợp pháp và những người tổ chức các kênh di cư bất hợp pháp, những kẻ bố trí người nước ngoài vào khu vực không được phép còn lớn hơn nhiều, chính những người này sẽ bị trừng phạt nặng hơn.
Làm thế nào để phát hiện ra những người đó? - phóng viên đài chúng tôi đặt câu hỏi. Bà Zalina Kornilova trả lời:
“Chúng tôi có lời khai của những người công nhân và kết quả làm việc với cảnh sát tại những nơi ghi nhận hành vi vi phạm pháp luật. Đối với những người tổ chức xưởng đen, số tiền phạt là từ 250.000 - 800.000 rúp (khoảng 8.000 – 27.000 đô la) cho mỗi công nhân.”

Đại diện Cơ quan di trú hài lòng nhận thấy ngày càng tăng số lượng người di cư bất hợp pháp Việt Nam mệt mỏi vì liên tục phải chạy trốn các cuộc kiểm tra của cơ quan chức năng. Ông Sergei Aksenov, đại diện Cơ quan di trú trong chính quyền Matxcơva cho biết:
“Ngày càng có nhiều công dân nước ngoài tự nguyện đến với chúng tôi. Chúng tôi phạt hành chính và giúp họ làm thị thực xuất cảnh. Họ trả tiền phạt, trả tiền mua vé máy bay và rời khỏi lãnh thổ Nga.”

Cần lưu ý rằng những người tự nguyện trình diện với Cơ quan di trú chỉ bị phạt ở mức tối thiểu. Và điều quan trọng nhất là không loại trừ khả năng quay lại làm việc một cách hợp pháp tại Nga.
Vì vậy, những người tiếp tục làm việc bât hợp pháp tại các xưởng đen cần phải nghĩ suy tính kỹ. Điều gì tốt hơn – tiếp tục trò chơi ú tim với các cơ quan thực thi pháp luật, có nguy cơ thiệt hại tài chính lớn và không có cơ hội quay trở lại Nga, hoặc tự nguyện hợp pháp hóa tình trạng của mình, để cánh cửa vào Nga rộng mở?


Người nhập cư bất hợp pháp là vấn đề mà Nga đau đầu từ lâu nhưng nạn tham nhũng đã làm vụ việc ngày càng tồi tệ hơn. Vụ ở chợ Maveev, một công an bị đánh vỡ sọ là giọt nước tràn ly. Nhiều chợ ở Moscow bị dẹp. Nhiều chợ của dân Kavkaz ở Moscow đều bị dẹp hết, người Việt nam cũng bị "vạ lây". Nhưng sống ở đâu phải tôn trong luật pháp ở đó. Người nước ngoài sang mình vi phạm luật pháp cũng bị phải xử lý theo pháp luật. Quan điểm của tôi là chính quyền Nga tham nhũng lâu quá rồi, Sứ quán Việt Nam thì thờ ơ, vô trách nhiệm mới để tình trạng như thế này. Đến lúc cần phải chấm dứt.

TIN THÊM:
Một vài hình ảnh về người Việt tại Nga:

Người lao động VN ở Nga thường ở trong những khu nhà cũ, đã quá hạn sử dụng. Cháy chung cư của người Việt ở Nga, 14 lao động VN bị chết trong vụ này.

Cảnh di dân VN trốn tránh trong những cuộc vây ráp của nhà chức trách Nga

Xưởng may chui của người Việt bị cháy trụi ở Nga

Mỗi xưởng may đều có một chiếc xe ô tô kiểu như thế này để chở công nhân, giao hàng, mua đồ ăn về cho công nhân. Lương lái xe khoảng 1000 đô la một tháng và là mắt xích quan trọng.
Di dân VN ở Nga bị cưỡng bức như nô lệ, Sứ quán làm ngơ.

Sinh Việt, tử Nga. Tưởng niệm những nạn nhân vụ cháy nhà ở Nga.

Cảnh sát đặc nhiệm Nga "OMOH" lùng bắt di dân lậu.

"Kiểm tra giấy tờ" -  Hành vi dễ nẩy sinh tiêu cực nhất ở Nga.

Cuộc sống ở khu lều tạm còn an toàn hơn ở các khu ổ chuột trong các xưởng may chui.
 Bị bắt vì cưỡng bức đồng hương lao động khổ sai

Báo Nga Novyi Region đăng tin hôm 13/1, cảnh sát đã khám xét và tạm giữ 74 công nhân Việt Nam làm việc tại một xưởng may chui, nằm dưới tầng hầm ở một nhà máy ở thành phố Zelenograd, ngoại ô Moskva.
Dưới tầng hầm này có phân xưởng may quần áo và các phòng ở cho công nhân. Mỗi phòng có khoảng 10-20 người sống chen chúc nhau.


Trong số 74 người bị giữ, có 32 người không có giấy tờ tùy thân, những người còn lại đều không có giấy tờ lưu trú và giấy phép làm việc.
Mùa xuân năm 2011, đã từng có một xưởng may đen bị phát hiện ở đây và sau đó những người vi phạm đã bị trục xuất khỏi Nga.


Hiện cảnh sát Nga đang tiến hành xác định danh tính chủ xưởng may và cân nhắc việc khởi tố vụ án theo điều 322 Bộ Luật hình sự Nga, hình phạt tối đa có thể lên đến 5 năm tù giam.
Hóa ra không chỉ các xưởng may đen mới bị tóm, mà cả các xưởng “trắng” mà điều kiện làm việc của công nhân rất tồi tệ cũng sẽ bị sờ gáy. Các ông chủ người Việt hành hạ đồng hương hãy cẩn thận!

Ngày 10/5 gần đây, hãng tin RIA Novosti đưa tin cảnh sát Nga đã bắt tạm giam một công dân Việt Nam, chủ xưởng may VietRos ở thành phố Kostroma vì đã giam giữ, cưỡng bức lao động trên lãnh thổ Nga.

Cần lưu ý, đây là một xưởng may liên doanh hợp pháp, đã đươc đăng ký dưới tên "Вьетрос" và đã hoạt động 3 năm nay. Tuy nhiên, cơ quan cảnh sát Nga đã phát hiện ra chủ xưởng may đã sử dụng lao động đồng hương trong những điều kiện hết sức tồi tệ. Công nhân bị chủ lột hết hộ chiếu, bắt họ làm việc tới 14 tiếng một ngày. Họ bị nhốt trong song sắt của khuôn viên xưởng may và bảo vệ không cho một ai ra khỏi đây.

Mùa xuân năm 2010, đã có 4 công nhân đào thoát khỏi đây nhưng do thiếu hộ chiếu và tiền nong nên đến giờ vẫn chưa về được Việt Nam.


Trong quá trình khám xét, cảnh sát đã thu giữ tại xưởng và căn hộ chủ xưởng nhiều cuốn hộ chiếu và các biểu mẫu in bằng tiếng Việt. Nếu đưa ra xét xử, chủ xưởng có thể lãnh án đến 5 năm tù.

NSGV tổng hợp từ báo Nga.

Tin liên quan: Vụ 14 người chết cháy: Cả họ quấn khăn tang

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ngày xưa giặc Pháp mộ phu
Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền
Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu.
Dịch heo nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui.
Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ mới yên.
Tiên sư Cộng sản Việt Nam
Cuối đời bán cả giang san nước nhà !