Hòa hợp hòa giải cùng chống Trung Cộng xâm lăng Hoàng - Trường Sa. |
Vũ Thị Phương Anh
Có người đặt câu hỏi: Chuyện chống
Tàu, nhà nước bảo đã có Đảng và nhà nước lo, nhưng dân vẫn cứ chủ động chống. Sao
chuyện hòa giải người dân không chịu chủ động làm, mà lại chỉ ngồi mong chờ
(hoặc đòi hỏi) nhà nước phải lo?
Tôi
nghĩ đó là một nhận định sai lệch. Chẳng cần ai nhắc, người dân hai miền đã tự
xích lại gần nhau tự thuở nào. Họ không cần hòa giải vì chẳng hề có sự chia rẽ.
Hãy
nhìn những gì người dân đã làm: Dân Hà Nội (mà ta hay xem là "bên thắng
cuộc"!) khi biểu tình chống Tàu cách đây vài năm đã là những người đầu
tiên gọi các chiến sĩ VNCH hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 là những anh
hùng liệt sĩ. Hãy nhìn những ai đã đóng góp vào Nhịp cầu Hoàng Sa. Hãy xem có
những ai đã bỏ của, bỏ công để cùng tổ chức buổi tri ân những thương phế binh
VNCH vào ngày 28/4 vừa qua tại DCCT: cả Việt kiều, cả bên thua cuộc, bên bỏ
cuộc, bên nhập cuộc, lẫn bên thắng cuộc. Hãy xem những bài viết, những video
clip về Nghĩa trang Biên Hòa của những người dân được cho là thuộc bên thắng
cuộc.
Các anh hùng vị quốc vong thân dù dưới màu cờ nào cũng đều được trân trọng! |
Mà
thực ra, gọi bên này bên kia chỉ là cho dễ xác định nguồn gốc thôi, chứ ai cũng
biết bên thắng cuộc thực sự là ai - chỉ một nhúm người thôi trong số 90 triệu
dân VN hiện nay. Giữa người dân Việt, dù miền Bắc hay miền Nam, dù trong nước
hay ngoài nước, thực ra có sự chia rẽ nào đâu? Chẳng phải chúng ta đều mong mỏi
và phấn đấu cho một nước VN tự do, dân chủ, hòa bình và phát triển, nơi quyền
con người được tôn trọng cơ đó sao?
Vậy,
tại sao vẫn có tranh cãi, tại sao những ngày này thế giới mạng vẫn nóng không kém
gì chiến sự cách đây gần 40 năm? Rất đơn giản: Nếu sự thật về cuộc chiến vẫn
chưa được xem xét cho thật công bằng, nếu công tội của hai bên không được kể ra
cho đủ, nếu chỉ một bên là có lỗi và phải chấp nhận tất cả những mất mát của
cuộc chiến và những chính sách sai lầm cho đến tận bây giờ, nếu nỗi đau của
những ngày này chỉ có một bên được quyền bộc lộ, nếu chỉ có những người đã ngã
xuống của một bên là được cả nước chia sẻ và bày tỏ sự tri ân, nếu những
"nỗ lực hòa giải" từ chính quyền chỉ là những lời đầu môi, những hành
động màu mè giả trá lấp liếm, nếu "chiến thắng" chỉ đem lại lợi ích
cho một nhúm người mà phải trả một cái giá quá đắt cho toàn dân tộc, nếu người
ta vẫn mãi ca ngợi sự hào hùng của phe chiến thắng, sự vinh quang của việc anh
em chĩa súng vào bắn giết lẫn nhau, sự tất thắng của một chủ nghĩa mà giờ đây
đã bị khắp thế giới lên án, và sự tất yếu của một con đường mà giờ đây sau 40
năm đã làm cho VN ngày càng thua các quốc gia lân cận, thì hỏi làm sao mà có
được sự bình yên thanh thản trong những ngày này?
"Tiến
về Sài Gòn, ta quét sạch giặc thù ...". Những lời "hào hùng",
"hừng hực" ấy, hàng năm vào dịp này vẫn cứ vang vọng khắp phố phường.
Và mới ngày hôm qua thôi, báo Nhân Dân đã có bài xã luận về "Sự sụp đổ tất
yếu của một chế độ bù nhìn, sự thất bại tất yếu của một quân đánh thuê".
Sao có ai đó lại ngây thơ đến nỗi thắc mắc và trách móc bên thua cuộc rằng tại
sao 40 năm rồi vẫn chẳng chịu quên?
Ai đang có những hành động "phản hòa giải" ấy? Ai
chịu trách nhiệm về cách hành xử ấy? Không phải dân!
Nếu không chờ (hoặc đòi?)
Đảng và nhà nước thay đổi cách suy nghĩ và hành xử, thì người dân cần phải làm gì nữa
để hòa giải đây cơ chứ?
Theo FB Vũ Thị Phương Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét