Chiếc máy bay F-16, F-18 hay bộ survival vest made in USA mặc trên người chỉ là những món đồ vô dụng nếu cả một hệ thống cầm quyền đứng phía sau không biết quí trọng mạng sống con người như những người đã chế tạo ra những món đồ đó.
Phi Công F-5 VNCH trang bị áo mưu sinh thoát hiểm.
|
Trước
khi viết tiếp về những thiết bị mưu sinh thoát hiểm của phi công đồng minh, tôi
xin thành thật chia buồn về nguồn tin phi công Trần Quang Khải của chiếc SU-30
đã tử nạn và chiếc CASA 212 với phi hành đoàn 9 người đã mất tích. Người phi
công dù ở chiến tuyến hay ý thức hệ nào khi lâm nạn thì họ cần được cứu giúp
theo luật pháp quốc tế và lòng nhân đạo.
Một
vài bạn cũng thắc mắc về từ “đảng Việt Cộng” mà tôi hay dùng. Xin thưa rằng đảng
VC viết tắt từ danh xưng đảng CSVN. Quân Đội Nhân Dân VN thuộc về và trung
thành với đảng VC, phi công QĐND-VN là đảng viên CSVN nên gọi như vậy rất
“logic”.
Trong
bài “PHI CÔNG SU-30 CỦA ĐẢNG VIỆT CỘNG” tôi đã nói nhiều về bộ áo “mưu sinh
thoát hiểm”, survival vest, của phi công đồng minh. Một số bạn tranh luận chiến
đấu cơ SU-30 đã có các thiết bị đó trong ghế thoát hiểm (ejection seat) thì
không cần mặc thêm cho nặng nề.
Giống
SU-30 của Nga, dưới ghế thoát hiểm MK14 (ejection seat) của chiến đấu cơ Mỹ
cũng có một túi mưu sinh thoát hiểm (survival kit) chứa đựng các dụng cụ cần
thiết và một xuồng cao su tự động bơm phồng khi tách rời ghế bay khi rơi xuống
nước. Và một bộ phận phát tín hiệu vô tuyến (radio locator beacon) để xác định
vị trí.
Phi
công Mỹ và đồng minh đều mặc thêm áo mưu sinh thoát hiểm survival vest đề phòng
trường hợp túi survival kit nơi ghế bay bị thất lạc, phi công bị thương không đến
lấy được, hoặc khi nhảy dù xuống phi công phải chạy trốn thoát ngay không đủ thời
giờ thu hồi các thiết bị đó.
Tôi
không rõ phi công Trần Quang Khải tử nạn trên biển vì bị chết đuối hay vì đói
khát. Và cả phi công Nguyễn Hữu Cường sống sót được là nhờ thuyền đánh cá tình
cờ thấy và vớt chớ không phải họ đã dùng máy vô tuyến từ túi survival kit ở ghế
bay để gọi máy bay tiếp cứu, hay dùng thức ăn và nước uống để có thể sống sót
trên biển nhiều ngày.
Vì
thế khả năng hoạt động hiệu quả của túi survival kit nơi ghế thoát hiểm của
SU-30 trong trường hợp này là nghi vấn. Thế mới biết bộ áo “mưu sinh thoát hiểm”
mặc trên người của phi công đồng minh lợi hại đến chừng nào.
Trong
bộ áo mưu sinh thoát hiểm còn có một máy truyền tin nhỏ. Khoảng thập niên 70
phi công Mỹ dùng máy AN/PRC 90 gồm có các tần số như sau: 243 MHz (guard
frequency) có thể nói bằng lời nói, phát tín hiệu (beacon), morce, và 282.8
MHz. 243 MHz là tần số cấp cứu quân sự được vệ tinh Mỹ kiểm thính để báo động
cho các lực lượng cấp cứu.
Hiện
nay phi công Hoa Kỳ dùng máy truyền tin AN/PRC 112 tối tân hơn. Máy này có rất
nhiều tần số và được mã hóa. Đặc biệt có thể liên lạc tần số cấp cứu của máy
bay hàng không dân sự qua tần số 121.5 MHz. Ngoài ra còn có tần số của hệ thống
truyền thông vệ tinh (SATCOM) để liên lạc xa và tín hiệu
"transponder". Khi liên lạc, máy AN/PRC 112 cập nhật tọa độ GPS mỗi
giây để máy bay tiếp cứu biết chính xác vị trí dù phi công đang đào tẩu phi nước
đại.
Biển
đông là nơi có nhiều máy bay quân sự và hàng không quốc tế qua lại. Phi công
lâm nạn có thể dùng tần số guard của hàng không dân sự 121.5 MHz để thông báo.
Các phi công hàng không có nhiệm vụ và theo luật pháp quốc tế là phải giúp đở
khi nhận được lời kêu cứu MAY DAY, MAY DAY… trên tần số này.
Một
vài lần tôi bay chơi với các bạn phi công hàng không airlines thì các bạn có
thói quen tạm ngừng ở tần số chính mà lắng nghe ở tần số guard 121.5 để coi có
ai cần cứu nguy gì không.
Giá
bán một máy truyền tin bỏ túi AN/PRC 112 này khoảng 4 ngàn đô la. Vẫn còn rẻ
hơn nhiều so với một đêm cờ bạc của đám con ông cháu cha đảng Việt Cộng nghe nói
tiêu xài đến 300 ngàn đô la.
Hãy
chấm dứt xây tượng đài cho bác Minh râu, chấm dứt làm những cái bánh chưng,
bánh tét, hay tô phở vĩ đại. Chấm dứt tất cả những cái khổng lồ "hoành
tráng" rỗng toét thì sẽ có đủ tiền mua cho phi công những cái áo mưu sinh
thoát hiểm.
Phi công Nga lái SU-30 mặc áo "mưu sinh thoát
hiểm" ở Syria.
|
Phi công Nga ở Syria với bộ survival vest.
|
Phi công Venezuela lái SU-30 |
Hoàng tử Prince Harry của Hoàng Gia Anh lái trực
thăng võ trang Apache AH-64 nơi chiến trường Afghanistan. Khác với con ông cháu
cha VC đi định cư an toàn ở xứ Mỹ giãy chết.
|
Tuy
không tối tân như F-22 hay F-35 của Hoa Kỳ nhưng SU-30 là một chiến đấu cơ có
tiềm năng đáng gờm và nếu phi công được huấn luyện thuần thục thì chiếc máy bay
này sẽ trở thành một món vũ khí rất lợi hại. Rất nhiều quốc gia mua SU-30 của
Nga. Trong đó có các quốc gia có binh lực đáng nể như Tàu khựa, India,
Indonesia, Malaysia, Venezuela v.v.
Khả
năng tác chiến của chiếc máy bay sẽ không phát huy đúng mức nếu phi công bệ rạc
và không được huấn luyện đầy đủ. So với phi công lái SU-30 của các nước như
India, Indonesia, Malaysia, Venezuela v.v. (hình đính kèm) thì phi công VC già
nua, quê mùa, bụng phệ, không cường tráng khỏe mạnh bằng. Các chị gái khó tính
thì đòi hỏi phi công phải đẹp trai nữa!!!
Tâm
lý tự mãn tự kiêu lẫn tự ti và mù quáng, không chịu thấy cái dở cái lạc hậu của
mình, sẽ đưa họ vào chổ chết. Một tuần rớt 2 chiếc máy bay, hệ thống tiếp cứu
chậm chạp quờ quạng bất lực không tìm được phi công, thì mong gì tác chiến chống
quân thù?
Hoa
kỳ có phương tiện cứu nguy hùng hậu nhất Đông Nam Á nếu không nói là nhất thế
giới. Thế mà đám lãnh đạo Việt Cộng có nhiều tự ái, hèn, và ngu dốt, sợ mất
lòng Tàu khựa nên không dám yêu cầu Mỹ giúp.
Chỉ
một lời yêu cầu chính thức của Vẹm, các phi tuần C-130, P3 Orion, P8 Poseidon của
Hạm Đội 7 sẽ cất cánh bay đêm ngày dùng radar, hồng ngoại tuyến FLIR tìm kiếm.
Các vệ tinh tình báo sẽ thông báo vị trí cuối cùng của các phi cơ xấu số. Và biết
đâu phi công Trần Quang Khải có thể được cứu sống nếu đáp dù an toàn xuống biển.
Tương
tự trường hợp chiếc tiềm thủy đỉnh Kursk của Nga bị nạn và chìm ở biển Barents
vào năm 2000. Hoa Kỳ và NATO đề nghị cứu giúp nhưng Nga mắc cở không muốn phe đồng
minh thấy cái lạc hậu của mình nên từ chối. Chính quyền Putin khi ấy loay hoay
che dấu nói láo như lãnh đạo Việt Cộng bây giờ.
Sau
4 ngày mò mẫm vô tích sự, nhà nước Nga mới cho phép Anh quốc và Na Uy vào giúp
tìm kiếm nhưng đã quá trể. Toàn thể chiếc Kursk đã bị ngập nước và tất cả trên
thủy thủ đoàn trên một trăm người đã chết. Người ta tìm thấy lá thư tuyệt vọng
của thủy thủ Nga cho biết họ gồm mấy chục người đã sống sót nhiều giờ sau khi
tàu bị nổ và chìm.
Có
nhiều bạn cuồng vũ khí và đế quốc Mỹ, cho rằng nếu làm bạn và mua vũ khí của Mỹ
thì sẽ không bi đát như vậy. Bạn ơi, không dễ như vậy đâu.
Chiếc
máy bay F-16, F-18 hay bộ survival vest made in USA mặc trên người chỉ là những
món đồ vô dụng nếu cả một hệ thống cầm quyền đứng phía sau không biết quí trọng
mạng sống con người như những người đã chế tạo ra những món đồ đó.
theo FB Bong Lau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét