TÂM SỰ TUỔI GIÀ
Người già thường sống bằng ký ức,
hay hoài niệm về quá khứ, kể về những chuyện đã qua. Người già cũng gắn với nhiều
nỗi khổ và sự sợ hãi: sợ cô đơn, sợ bị bỏ rơi, sợ bệnh tật, sợ chết …
“Tâm sự tuổi già” là những câu
chuyện Đời thường của các cụ về cuộc sống, về tâm tư, tình yêu thương, hạnh
phúc; về gia đình và con cháu … Những sẻ chia của người già giúp công chúng có
một cái nhìn chân thực, sâu lắng về cuộc sống tinh thần, những suy nghĩ và trăn
trở của họ.
Hãy lắng nghe những tâm sự để kết
nối và yêu thương người già!
|
Con cái mấy đứa hiểu được nỗi
lòng cha mẹ
Con trai sa ngã, vướng vào tệ nạn
xã hội. Đây là nỗi đau vô hạn đối với người mẹ. Khó có cái gì mang lại bình an
như xưa cho bà Diệu được nữa. Giờ bà ấy không thể chìa tay ra đỡ con như ngày
nó còn bé, cũng chẳng thể dùng hết tiền bạc để đưa con trở về. Con cái có mấy
ai hiểu được tấm lòng cha mẹ. Tôi thương bà ấy lắm nên thi thoảng cũng trò chuyện
an ủi cho bà ấy vơi đi nỗi lòng
( Bà Hạ Thanh Xuyên, 64 tuổi, Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình)
|
|
Cuộc đời tôi buồn lắm.
Tôi là giáo viên nghỉ hưu, cuộc
đời của tôi buồn lắm, có hai vợ mà không ở được với vợ nào. Tôi thương bà hai
nhiều, con gái tôi mới học lớp hai, bà ấy phải chạy chợ nuôi con, nhà cửa đi
thuê, cuộc sống khó khăn mà tôi không giúp gì được cho mẹ con bà ấy. tôi chỉ
mong sao mẹ con bà ấy có cuộc sống ổn định.
(Ông Nguyễn Sỹ Hiền, 65 tuổi,
Tôn Đức Thắng, Đống Đa)
|
|
Cả bà ấy và con mèo đều đẹp
Nhìn bà ấy tôi đoán khoảng 75 tuổi,
khi biết tuổi thật tôi rất ngỡ ngàng vì bà ấy đã gần 100. Bà ấy trẻ thật, lại
còn đẹp nữa, người thì cao ráo. Da trắng và có má lúm đồng tiền. Nhìn bà ấy ôm
con mèo, vuốt ve nó rất tình cảm. Tôi chụp kiểu ảnh này vì thấy bà ấy và cả con
mèo đều đẹp
(Cụ Lê Vi 88 tuổi, làng Ngọc Hà, thành phố Huế)
|
|
Tôi cảm thấy bơ vơ
Con tôi đi làm cả ngày, các cháu
thì đi học xa cho nên không có thời gian chăm sóc tôi. Hai đứa con gái đã đưa
tôi vào trung tâm dưỡng lão Thiên Đức để được chăm sóc tốt hơn. Tôi vào đây đã
được hai tuần nhưng cảm thấy chẳng bao giờ hợp được, vì mình sống cùng gia đình
và con cháu đang vui, tự nhiên vào đây nên tôi cảm thấy bơ vơ.
(Cụ Trần Phương, 87 tuổi, Thụy
Khuê, Tây Hồ)
|
|
Nghĩ đến vợ con tôi lại muốn
khóc
Tôi có hai đứa con, một trai, một
gái nhưng con trai tôi đã mất khi nó 17 tuổi còn vợ tôi mất cách đây sáu năm vì
bị tai biến. Tôi ở với con gái, nhà cửa phải đi thuê, cuộc sống bấp bênh lắm,
nó đi làm từ sáng sớm đến tối mới về. Tôi buồn vì mình già yếu không giúp được
gì cho nó. Tôi thương chúng nó lắm, mỗi lần nghỉ đến vợ con tôi chỉ muốn khóc.
(Cụ Hồ Tấn Thạch, 88 tuổi, Yên
Viên, Gia Lâm)
|
|
Nếu ông nhà còn sống thì tôi sướng lắm.
Ông nhà tôi là người biết lo
toan. Cái hồi bao cấp, khi mà người ta phải xếp hàng cả cây số, có người đứng cả
ngày cuối cùng chẳng có gì để mua, tôi không phải xếp hàng bao giờ, ông ấy lo hết.
Hồi ấy lúc nào ông ấy cũng bảo tôi sau này già sướng nhưng khi tôi chưa già thì
ông ấy đã chết. Cảm nên chết. Đột ngột thế đấy. Đến giờ tôi và các con vẫn nhớ
và thương ông ấy lắm.
(Cụ Vũ Thị Đảm, 84 tuổi, Hồ Đắc
Di, Đống Đa)
|
|
Tôi vẫn nhớ người yêu xưa.
Thi thoảng khi đi ngủ tôi vẫn khóc
vì buồn và nhớ người yêu ngày xưa, cô ấy học cùng trường trung cấp Xây dựng. Hồi
ấy tôi học nhiều nên phát bệnh thần kinh, tình yêu của chúng tôi tan vỡ, tôi ở
cùng với anh trai từ đó. Sau, cô ấy cũng đi lấy chồng và tôi chưa bao giờ gặp lại
cô ấy.
(Ông Đào Văn Hùng, 65 tuổi, Tôn
Đức Thắng, Đống Đa)
|
|
Tuổi già chỉ sống bằng ký ức
Già rồi, có thiết gì mnữa đâu,
chỉ sống bằng ký ức thôi. Cứ nhìn thấy đồi núi, sông nước tôi lại nhớ về cái hồi
bé theo mẹ đi sơ tán ở vùng Chúc Sơn, Chương Mỹ. Tôi chẳng nớ nhiều đâu chỉ nhớ
có sông có núi, mà cứ sáng sáng mẹ đi chợ là gọi tôi đi cùng. Nhớ lắm những kỷ
niệm xa xưa ấy …
(Cụ Lê Thị Nhật, 84 tuổi, Trần
Quốc Toản, Hoàn Kiếm)
|
|
Nhiều lúc tôi nhớ con cháu quay
quắt.
Tôi là y tá còn chồng tôi làm
bên điện lực, chúng tôi đã về hưu được 20 năm. Tôi có hai con trai, cả hai đều
định cư ở Nhật. Ngày trước chúng tôi đều sống cùng các con nhưng cách đây mấy
năm, ông nhà tôi mắt bệnh mất trí nhớ nên chúng tôi về Việt Nam để tiện chăm
sóc ông ấy. Năm nào con cháu cũng về Việt Nam thăm nhưng nhiều lúc tôi vẫn nhớ
chúng quay quắt. Tôi treo ảnh chúng khắp phòng để luôn cảm thấy gần gũi, ấm áp.
(Bà Phạm Thị Tuyết Hồng, 71 tuổi,
Yên Hòa, Cầu Giấy)
|
|
Tôi buồn vì không lo nổi cho vợ
con.
Thời trẻ tôi từng tham gia bộ đội,
ra quân tôi thi đỗ ngành cơ khí,trường Đại học Bách khoa. Ra trường tôi được điều
đi xa làm việc nhưng vì vợ con nên tôi ở lại. Công việc không ổn định, cuộc sống
khó khăn, thiếu thốn, vợ chồng mâu thuẫn dẫn đến chia tay. Nhiều lúc tôi buồn lắm
vì mình là đàn ông, trụ cột gia đình mà không lo nổi cho vợ con.
(Ông Đõ Bá Đại,
62 tuổi, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng)
|
|
Nếu tôi chết, tôi chỉ muốn về
quê cha đất tổ
Nhìn lại cuộc đời mình tôi không
hối tiếc gì cả, con cái đều thành đạt, chăm sóc mẹ chu đáo. Chỉ đến bây giờ khi
gần đất xa trời tôi mới hay nghĩ đến chuyện về với tổ tiên. Nếu tôi chết, tôi
chỉ mong được yên nghỉ ở quê cha đất tổ Hà tĩnh.
(Cụ Nguyễn Thị Liêm, 98 tuổi, Ngọc
Khánh, Ba Đình)
|
|
Tôi cô đơn trong bốn bức tường.
Từ ngày chân tôi bị khớp, càng
ngày càng sưng đau, giờ chả đi lại được, cứ đi được vài bước là đau chảy nước mắt.
Khu nhà tôi ở hàng xóm cũng ít đi lại với nhau, mà già rồi, ra đường sợ ô tô xe
máy xô phải. Có mỗi một bà hàng xóm nhưng bà ấy cũng đau ốm suốt nên có mấy khi ra ngoài nói chuyện đâu. Cả
ngày chủ yếu chỉ ở với bốn bức tường và người giúp việc.
(Cụ Lê Thị Nhật, 84 tuổi, Tràn Quốc Toản, hoàn Kiếm)
|
Nhiều lúc tôi thấy cô đơn và tủi
thân lắm.
Chồng tôi mất sớm để lại cho tôi
2 con nhỏ. Tôi ở vậy nuôi chúng trưởng thành. Suốt 15 năm qua tôi sống một mình
vì con trai định cư ở nước ngoài, con gái thì đã lấy chồng. Cách đây 5 năm tôi bị
ung thư gan, đã điều trị ở bệnh viện nhưng không khỏi. Nhiều lúc tôi thấy hoang
mang, cô đơn và tủi thân lắm, nghĩ có con, có cháu mà những lúc ốm đau chỉ có một
mình …
(Bà Lương Thị Thái, 79 tuổi,
Xuân La, Tây Hồ)
|
|
Tôi chỉ mong con cháu trưởng
thành và đi theo con đường nghệ thuật mà tôi đã chọn.
(Nghệ sĩ ND Trần Phương, 86 tuổi,
Thụy Khuê, Tây Hồ)
|
|
Các cháu là niềm tự hào của tôi
Hồi xưa tôi cứ nghĩ tuổi già để
nghỉ ngơi thôi nhưng nghỉ hưu rồi tôi lại có nhiều thời gian để sáng tác, Khoảng
chục năm nay tôi lẩm cẩm không làm gì được nữa nhưng tôi tự hào vì các cháu trưởng
thành, học cao, hiểu rộng. Chúng nó đi theo con đường nghệ thuật của tôi, nhiều
khi tôi sợ nói chuyện không phù hợp với bọn nóthành ra thấy mình lúng túng trước
bọn trẻ.
(Nghệ sĩ ND Trần Phương, 86 tuổi,
Thụy Khuê, Tây Hồ)
|
Tôi muốn sau khi chết được hỏa
táng vì nay đất chật người đông, lấy tiền đâu mà mua đất để cất mộ
(Cụ Vũ Văn Thức, 84 tuổi, Kim Mã
Thượng, Ba Đình)
|
|
Cả đời tôi say mê tìm hiểu về Đạo Phật nhưng chưa một lần được đến Ấn Độ, giờ
tôi chỉ ao ước được đến đó.
(Cụ Hồ Tấn
Thạch, 88 tuổi, Yên Viên, Gia Lâm)
|
|
Tôi nghĩ mình cũng có phúc.
Con gái tôi giỏi và xinh lắm, nó
kiếm được nhiều tiền, cho tôi đi du lịch suốt và chăm lo cho tôi nhiều, thích
ăn gì nó cũng mua cho, thích đi đâu nó cho đi đấy. Tôi nghĩ mình cũng có phúc.
(Bà Phan Thanh Thủy, 71 tuổi, Lạc Trung, Hai Bà
Trưng)
|
|
Chỉ thèm một mái nhà riêng.
Tôi không có vợ con, sống với
anh trai. Thời trẻ tôi thuộc tuýp người kỹ tính, tiêu chuẩn chọn vợ phải : “công,
dung, ngôn, hạnh” thành ra đến cuối đời vẫn ở vậy. Ngày trước công việc cuốn đi
không suy nghĩ gì, nay nghĩ thấy buồn, chỉ thèm một mái nhà riêng, vợ con sum vầy
nhưng đã quá muộn.
(Ông Nguyễn Văn Thanh, 66 tuổi, Linh Đàm, Hoàng
Mai) |
|
Hãy lắng nghe những tâm sự để kết
nối và yêu thương người già!
|
Nguyen Hong tổng hợp "Triển lãm: Chuyện tuổi già" tại 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
ảnh: của N.H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét