Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

CHẮC PHIDEL CASTRO KHÔNG NGHĨ CÂU NÓI CỦA MÌNH ĐÃ THÀNH SỰ THẬT SAU HƠN BỐN THẬP KỶ


Đức Bảo Phạm 
CHẮC PHIDEL CASTRO KHÔNG NGHĨ CÂU NÓI CỦA MÌNH ĐÃ THÀNH SỰ THẬT SAU HƠN BỐN THẬP KỶ
Cách đây tròn 42 năm, vào năm 1973 Chủ tịch Phidel Castro sau khi đi thăm Việt Nam về và với khí thế căm thù đế quốc Mỹ được các đồng chí bạn truyền cho đã trả lời nhà báo Úc Brian Davis tại La Havana một câu nổi tiếng lúc bấy giờ với ý nghĩa là không bao giờ có chuyện Cuba bình thường hoá với Mỹ vì nó cũng ảo tưởng như chuyện ở Mỹ có Tổng thống da đen và Giáo hoàng là người Nam Mỹ.
Khi nhà báo Úc Brian Davis đặt câu hỏi bao giờ thì Cuba và Mỹ sẽ trở lại bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Phidel đã nói:
Người Mỹ sẽ nói chuyện đó với chúng tôi khi nước Mỹ có Tổng thống da đen và ông Giáo hoàng là người Nam Mỹ.
Nhưng thật kinh ngạc, điều mà Phidel Castro nghĩ là không tưởng đó đã xảy ra. 35 năm sau Mỹ đã có Tổng thống da đen, rồi ngôi vị Giáo hoàng lại thuộc về người Nam Mỹ và chính Giáo hoàng đã làm trung gian cho việc đàm phán nhằm tiến tới việc bình thường hoá quan hệ giữa giữa chính quyền Mỹ đứng đầu là Tổng thống da đen Obama với chính quyền Cuba đứng đầu là Chủ tịch Raun Castro, người em trai được chính Phidel Castro truyền ngôi.
Vừa rồi thì lá cờ Cuba đã được kéo cao lên nền trời Washington D.C. của USA và cờ Mỹ đã tung bay trên bầu trời La Havana thủ đô của Cuba.
Rất tiếc là nhà báo Úc Brian Davis đã bị thiệt mạng trong vụ đảo chính năm 1985 ở Bangkok Thái Lan nhưng Chủ tịch Phidel Castro vẫn còn sống mặc dù quyền lực đã trao cho em trai, chẳng biết Phidel Castro nghĩ gì về câu trả lời của mình với nhà báo Úc 42 năm về trước!



Kiem Xuan Hoang 
26/07/2018
Thể chế dân chủ có một tính chất đặc thù mà rất nhiều người không đánh giá được, kể cả nhiều trí thức !!! Đó là tính chất "Tự vận động và tự đổi mới". Thể chế đó buộc những nhà lành đạo thường xuyên nhìn nhận thực tiễn mang tình phê phán trên cơ sở những nghiên cứu và phân tích để trả lời cầu hỏi "Tại sao?".... Nếu người lãnh đạo bế tắc thì họ nhờ cậy tới chuyên gia, còn quốc hội thì thường xuyên có đối lập và vì thế chân lý sẽ lòi ra nếu như chính sách nào đó bị bế tắc trong thực tiễn thì họ có cơ hội điều tiết ngay thông qua lập pháp.
Còn trong thể chế độc tôn thì không có tính chất đó (tính chất hệ thống tự động điều chỉnh) bởi vì người lãnh đạo chỉ biết nghe một chiều, đúng hơn là nghe "khen" mà thực chất là nghe xu nịnh... Nếu người lãnh đạo tậm tịt, sai lầm thì cả dân tộc "ăn đủ" !!! Thậm chí người lãnh đạo bảo thủ đó giữ chức vụ lãnh đạo hai hoặc rất nhiều khóa... và vì thế đất nước không thể phát triển nhanh, không thể thoát khỏi lạc hậu và nghèo nàn do không có cơ hội "Tự điều chỉnh".
Phidel rõ ràng là chủ quan và ngộ nhận, chỉ nhìn nước MỸ thông qua lăng kính thiển cận của mình mà nói như vậy !!! Bảo thủ và chủ quan như Phidel còn nhiều lắm ở các nước có thể chế độc trị ! Tôi nhớ rằng khi Phan Văn Khải còn làm thủ tướng còn có "Tổ tư vấn" gồm nhiều nhà khoa học uyên bác và chuyên nghiệp để còn nghe ngóng, nhưng khi đưa anh y tá lên thì Tổ này bị xóa sổ, đồng nghiã là "tao không cần chúng máy" !!
Đất nước dẫm trong vũng bùn vì trí thức chân chính ngoảnh lưng, bởi vì họ không thể xu nịnh. Nhiều người cứ tưởng họ cần tiền, ham chức quyền địa vị nhưng đó là cái nhìn sai lầm của người ích kỷ.
Trí thức cần: 1) tự do sáng tạo, 2) bản quyền. Tiền tài chỉ là thứ yếu để cho đời sống gia đình tạm ồn, không đến nỗi thua kém, nhưng họ nhất định không đặt giàu sang lên trên hai điều kiện kia. Trên thực tế ở Vn ta một người cán bộ trí thức dù có tài kiến tạo, nhiều sáng kiến ích nước lợi dân thì cuối cùng cũng phải bỏ mà ra đi Chẳng hạn Anh Hai Lúa).
Vì sao? Vì bản quyền của họ bị lợi dụng do không minh bạch.
Thí dụ: Tôi đưa ra một dự luật hay, có tác dụng thúc đẩy sự điều tiết một vấn đề theo chiều tích cực chẳng hạn, nhưng sếp của tôi hứng hết những sáng kiến này và chỉ ban tặng cho tôi một lời khen là cùng... Tôi sẽ rất tự ái vì tính chất không công khai niềm tự hào "sản phẩm này" của tôi...
Thường có 2 khả năng: 1) sáng kiến kiến tạo của tôi bị vứt vào sọt rác, đồng nghĩa là ý kiến của tôi không được bảo lưu; 2) thứ hai là sáng kiến đó, kiến tạo đó của tôi bị xếp cấp cao hơn chiếm dụng để thăng quan tiến chức !!! Tôi không phải nô lệ để đồng ý với cách hành xử đó !!! Vậy nên tôi bỏ đi... Thà đi làm tư, hay làm thuê cho ông chủ nào đó còn hơn nô lệ cho cái thể chế theo "luật biết điều" đó.
Nếu Đảng không nỗ lực đưa ra chương trình cải cách tổng thể hệ thống "quy trình" thủ công của ta hiện nay thì khó có hi vọng "sánh vai với các cường quốc năm châu" !!! Mọi bức xúc, tệ nạn, vấn đề xã hội, hành chính, kinh tế, giáo dục, y tế, vv... đều có nguồn gốc từ tính chất lạc hậu của Hệ thống.
Hệ thống quản trị quốc gia bằng quy trình không còn tương thích với những điều kiện phát triển dân sự ngày hôm nay và dẫn tới tình trạng là "Trên bảo dưới không nghe".
Không ai có lỗi, kể cả người tham nhũng, bởi vì Thể chế buộc họ hành động như thế, không thể khác. Bởi vì nếu khác đi thì thể chế sẽ đào thải chính anh ta !!! Chuột càng ngày vào bình càng nhiều, con này vào bình sẽ lôi tiếp con khác vào, thậm chí cả bồ ổ vào bình, dứt khoát phải đuổi cổ những con mèo ra khỏi bình để lọng quyền không gian bình. Vấn nạn quy mô toàn xã hội chính là từ "Quy trình quản trị thủ công" đó !

Không có nhận xét nào: