Hugo Chavez không phải là đảng viên Đảng cộng sản và ở Venezuela cũng không có đảng cộng sản nào. Các lý thuyết mà Hugo theo đuổi thật ra rất hỗn độn.
Ban đầu Hugo theo ý thức hệ của Chủ nghĩa Bolivar, về sau ông ta kết hợp thêm ý thức hệ của Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 và vay mượn thêm một ít từ Chủ nghĩa xã hội Marx-Lenin.
Bolivar là tên một anh hùng dân tộc của Venezuela đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha cho 6 nước bao gồm Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador,Peru, và Bolivia.
Chủ nghĩa Bolivar bao gồm 7 điểm chính: Độc lập dân tộc, Quyền tự chủ của nhân dân, Công bằng xã hội, Giáo dục toàn dân, Chống tham nhũng, Chống chủ nghĩa quân phiệt, Liên kết Mỹ Latinh.
Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 được tạo ra bởi Heinz Dieterich, một người cánh tả Mexico gốc Đức, sau đó được phát triển bởi Hugo Chavez, Rafael Correa của Ecuador, Evo Morales của Bolivia và Luiz Inácio Lula da Silva của Brazil. Lula da Silva làm tổng thống Brazil đến 2 nhiệm kỳ, từ 2003 đến 2011.
Nói dài một chút, giới trẻ ở Châu Mỹ Latin khá nhiều người mê Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 của nhóm này và nhờ đó mà Lula da Silva đắc cử tổng thống Brazin đến 2 nhiệm kỳ. Mới đây Bolsonaro, tổng thống mới của Brazil đã đuổi việc 300 viên chức chính phủ Brazil theo Chủ nghĩa xã hội chính là Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 của nhóm này.
Chủ nghĩa xã hội không phải là đặc sản của Marx. Chủ nghĩa xã hội ra đời trước Marx rất lâu và về sau phát triển thành nhiều nhánh khác nhau và Marx chỉ phát triển một trong các nhánh đó, gọi là Chủ nghĩa Marx. Tiếp đến Lenin phát triển thành Chủ nghĩa Marx-Lenin, hướng đến việc xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, và trong lý luận của học thuyết này có 1 giai đoạn trải qua chủ nghĩa xã hội mà ta có thể gọi là Chủ nghĩa xã hội Marx-Lenin.
Ở các nhánh chủ nghĩa xã hội khác có thể không có mục tiêu đi lên Chủ nghĩa cộng sản mà chỉ dừng ở Chủ nghĩa xã hội.
Điểm chung của tất cả các nhánh chủ nghĩa xã hội bao gồm cả Chủ nghĩa xã hội Marx-Lenin là cho rằng chủ nghĩa tư bản thiếu vắng tính nhân đạo nên cần phải tìm cách hoặc là “cải tạo” chủ nghĩa tư bản cho nhân đạo hơn như các nhánh thuộc Chủ nghĩa xã hội dân chủ hoặc là đánh đổ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội hoàn toàn mới nhân đạo hơn rất nhiều như Chủ nghĩa xã hội Marx-Lenin.
Sự khác nhau là các nhánh Chủ nghĩa xã hội dân chủ vẫn giữ phương thức sản xuất kinh tế thị trường và giữ vững dân chủ. Riêng Chủ nghĩa xã hội Marx – Lenin từ mục đích rất kiên quyết của mình mà có các đặc điểm khác với các trường phái chủ nghĩa xã hội khác ở chỗ chủ trương: 1). Đánh đổ chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay lập tức chứ không chờ đợi sự phát triển từ từ chậm chạp mà nó gọi là Chủ nghĩa xã hội không tưởng 2). Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa và 3). Giao cho Đảng cộng sản nắm giữ quyền lãnh đạo độc tôn để đảm bảo 2 mục tiêu trước.
Trong 3 đặc điểm này, Hugo vay mượn đặc điểm kế hoạch hóa nền kinh tế, tập trung phát triển kinh tế nhà nước và triệt tiêu dần kinh tế tư nhân để áp dụng vào Venezuela. Và có lẽ Hugo cũng vay mượn thêm một ít nữa từ tư tưởng độc tôn lãnh đạo mặc dầu Hugo không thành lập Đảng cộng sản ở Venezuela.
Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 mà Hugo đã tham gia sáng lập và đi theo nếu không vay mượn thêm một số tư tưởng từ Chủ nghĩa xã hội Marx-Lenin thì nó vẫn tôn trọng dân chủ và kinh tế thị trường nên nó phát triển được ở một số nước như Ecuador, Bolivia, Brazil. Chính vì vậy mà ban đầu Hugo được nhân dân Venezuela tín nhiệm bầu làm tổng thống. Ở đây lưu ý có nhiều hiểu lầm rằng Chủ nghĩa xã hội Marx – Lenin đã được người Venezuela đón nhận nồng nhiệt là không chính xác. Trên thực tế họ chỉ đón nhận Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21.
Lại nói dài hơn một chút. Thật ra Gorbachov không phải là người từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà chỉ từ bỏ Chủ nghĩa xã hội Marx-Lenin. Gorbachov nằm trong số những người theo Chủ nghĩa xã hội dân chủ, trong đó không công nhận kinh tế kế hoạch hóa, không công nhận vai trò độc tôn của Đảng cộng sản.
Cách làm của Gorbachov trên thực tế là chuyển từ Chủ nghĩa xã hội Marx-Lennin thành Chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Tôi cho rằng ông Tập Cận Bình cũng có thể đang cân nhắc việc chuyển này như Gorbachov đã làm và trong một mức độ nào đó thì nó vẫn dễ được nhiều nước trong đó có Mỹ chấp nhận. Bởi vì khi chuyển qua Chủ nghĩa xã hội dân chủ thì vai trò độc tôn của Đảng cộng sản không còn, dù Đảng cộng sản vẫn tồn tại trong đời sống chính trị như Nga hoặc là chuyển thành một đảng xã hội dân chủ để lãnh đạo đất nước Trung hoa.
Tôi cho rằng ông Tập Cận Bình cũng có thể đang cân nhắc việc chuyển này như Gorbachov đã làm và trong một mức độ nào đó thì nó vẫn dễ được nhiều nước trong đó có Mỹ chấp nhận. Bởi vì khi chuyển qua Chủ nghĩa xã hội dân chủ thì vai trò độc tôn của Đảng cộng sản không còn, dù Đảng cộng sản vẫn tồn tại trong đời sống chính trị như Nga hoặc là chuyển thành một đảng xã hội dân chủ để lãnh đạo đất nước Trung hoa.
Với Trump thì có lẽ ông có tư tưởng hoàn toàn không thích tất cả các trường phái xã hội chủ nghĩa còn Obama thì có thể thích Chủ nghĩa xã hội dân chủ. Obamacare là một biểu hiện khá rõ nét của Chủ nghĩa xã hội dân chủ và chúng ta cũng đừng lạ về điều này vì chính Brazil cũng có một tổng thống Chủ nghĩa xã hội dân chủ và ở Châu Mỹ Latin có nhiều nước có tổng thống theo Chủ nghĩa xã hội dân chủ, và phong trào này có thể lan rộng ra nhiều nước. Vì vậy cho nên khi Trump trước diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công khai phê phán Chủ nghĩa xã hội là ông bao hàm luôn cả Chủ nghĩa xã hội dân chủ và luôn cả những mầm mống tư tưởng như Obama và có vẻ ông răn đe luôn cả Đảng Dân Chủ với các cá nhân có cảm tình với Chủ nghĩa xã hội dân chủ. Có lẽ Trump lo lắng một ngày nào đó nước Mỹ sẽ có một tổng thống Chủ nghĩa xã hội dân chủ như Luiz Inácio Lula da Silva của Brazil và lại vay mượn các tư tưởng khác như Hugo Chavez.
Người dân Brazil có lẽ đã lo lắng từ bài học Venezuela nên vừa rồi kiên quyết bầu ra một tổng thống có tư tưởng như Trump và cũng vì thế nên với Trump ông coi vấn đề Venezuela rất hệ trọng chứ không phải là coi nhẹ như phân tích của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới hiện nay.
Thực tế Chủ nghĩa xã hội dân chủ cũng có những mặt tích cực của nó, và nó chỉ gây ra các hệ luỵ như ở Venezuela khi vay mượn thêm các tư tưởng của Chủ nghĩa xã hội Marx-Lenin một cách vô nguyên tắc.
Bây giờ quay trở lại Venezuela. Qua một thời gian ngắn nắm quyền lãnh đạo Hugo đưa đất nước này rơi vào kiệt quệ. Sau khi Hugo chết, ông ta “truyền ngôi” lại cho Maduro mà không tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ như Brazil. Maduro sau đó có xu hướng triệt tiêu hoàn toàn dân chủ, khiến cho nhân dân phản ứng dữ dội, đưa Venezuela rơi vào vòng xoáy bất ổn nghiêm trọng như đã biết.
Vào lúc thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido kêu gọi thành lập chính phủ chuyển tiếp để đưa Venezuela đi vào ổn định thì ông Diosdado Cabello, chủ tịch Hội Đồng Lập Hiến trả lời: “Sự chuyển đổi duy nhất đối với Venezuela là hướng tới chủ nghĩa xã hội”.
Tin liên quan:
KHỦNG HOẢNG VENEZUELA LỘ MẶT CU BA
Trước khủng hoảng Venezuela người ta vẫn biết có sự liên quan của Cu Ba với nước này nhưng phần lớn không nghĩ là Cu Ba dính líu quá sâu như vậy. Với vẻ hiền lành bên ngoài, Cu Ba hiện lên như một nước XHCN rất dễ thương. Chính khuôn mặt hiền hòa đó đã đánh lừa ông Obama và suýt nữa thì Cu Ba lừa được nước Mỹ như Trung quốc đã lừa. May mắn là tổng thống Trump kịp ngăn cản điều đó.
Mặc dầu lún sâu vào nghèo đói từ lâu nhưng Cu Ba vẫn tìm cách “xuất khẩu” CNXH vào Venezuela. Và kết quả khủng hoảng kinh tế của Venezuela hôm nay, tội lỗi của Cu Ba lớn hơn Trung quốc rất nhiều.
Năm 1994, ra tù sau cuộc binh biến của phe đối lập, Hugo Chavez đi thăm Cu Ba và gặp gỡ Phidel Castro. Hugo vốn thần tượng ông Phidel từ lâu, nay có dịp gặp gỡ thần tượng thì vô cùng mãn nguyện vội kết nghĩa thầy trò.
Hugo xuất thân binh nghiệp, chỉ lõm bõm đôi chút kiến thức “Mác Lê” nhờ đọc mấy cuốn sách nhặt được trong một chiếc xe bỏ hoang lỗ chỗ vết đạn, nay gặp bậc cao nhân cùng môn phái đã tu luyện lâu năm thì còn gì bằng.
Từ đó ông thầy Phidel không những truyền dạy cho học trò Hugo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin mà còn phái người qua giúp xây dựng để Venezuela đi theo con đường mà Cu Ba đã đi.
Cu Ba đã giúp về chính trị, về quân sự cho Venezuela rất nhiều. Cho đến nay người ta phát hiện ra trong quân đội Venezuela có hàng ngàn cố vấn quân sự Cu Ba mang hàm sĩ quan từ cấp úy cho tới cấp tá cấp tướng.
Bên cạnh việc “xuất khẩu” CNXH qua cho Venezuela, ông thầy Fidel cũng đã tranh thủ ít vật chất từ cậu học trò cưng Hugo. Kể từ khi Hugo giữ chức Tổng thống Venezuela năm 1999, Cuba và Venezuela đã ký hơn 300 thỏa thuận về thương mại và hợp tác. Từ năm 2007-2013, Venezuela đã viện trợ kinh tế trị giá hơn 10 tỷ USD cho Cuba.
Sau khi Hugo qua đời, Cu Ba tiếp tục hỗ trợ học trò của Hugo là Maduro. Cu Ba đã phái tới đây đội ngũ vệ sĩ trước kia bảo vệ cho Hugo và nay đang bảo vệ cho Maduro.
Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 7/2, Đô đốc Craig S. Faller, Tư lệnh Bộ Chỉ huy phía Nam của Mỹ cho biết hiện nay Maduro đã cho lực lượng an ninh Cuba bao quanh bảo vệ thay vì dùng an ninh người Venezuela để phòng ngừa tạo phản khiến nhiều người trong chính giới Mỹ ngạc nhiên. Người ta không ngờ là có một lực lượng như thế bảo vệ cho Maduro.
Mấy ngày qua khi khủng hoảng xảy ra, Cu Ba rất lo lắng về các dự án ở Venezuela nếu có sự thay đổi lãnh đạo trong tương lai nhưng cũng đành đứng nhìn chứ không có cách nào giải quyết.
Về phần tổng thống Donald Trump, thông qua thông tin tình báo đã nắm được toàn bộ vấn đề này, chính vì thế trong diễn văn đọc ở Liên Hợp Quốc hồi năm ngoái ông đã chỉ đích danh Cu Ba là thủ phạm gây ra tội lỗi ở Venezuela. Nhưng khi đó phát biểu của ông Trump khiến nhiều người ngơ ngác trong đó có tôi.
Hiện nay Mỹ đang cân nhắc kích hoạt một đạo luật trừng phạt Cuba cũng như cân nhắc đưa nước này vào danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố.
Và chắc chắn Cu Ba sẽ rơi vào hồ sơ cần giải quyết sớm của ông Trump vì cái tội đường quang ngõ thẳng không đi lại cứ thích đi con đường bí hiểm không ngay thẳng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét