Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

CHUYỆN CHỦ NHẬT: ĐƠN XIN ĐƯỢC HỒI SINH


Chu Mộng Long 

Cụ Trương Ba chết oan bởi trò chơi ngu của Thiên đình. Dư luận xôn xao chỉ trích Thiên đình có cái Cục quản lí tinh thần nhân sự như quản lí cái cục shit. Rằng bốn nghìn năm vẫn không chịu tiến hóa, cứ đày đọa thân phận con người vào trong hố xí hai ngăn, lắp thêm cho cái wifi để được gọi là đã văn minh!
Cụ Trương Ba chết nhưng oan hồn vẫn còn đó. Người đời vẫn hát như gọi hồn cụ, nhớ mãi con đường xưa cụ đi, bất luận phải nói rõ đó là con đường nào.
Bởi đứa ngu nhất cũng hiểu con đường của cụ là con đường của tình yêu, của sự sống thanh bình và sự thăng hoa sáng tạo.

Cụ thà chết, không chịu bị gán vào xác anh hàng thịt ghê tởm, tức phải đi theo con đường mà cái Cục Shit kia đã chọn cho: phải chỉ cho rõ đó là con đường đánh nhau, chiến trường xác giặc ngổn ngang, ăn gan uống máu quân thù... cho đảm bảo tư tưởng... nhìn đâu cũng thấy thù địch. Nếu không đi theo con đường ấy, cụ sẽ chết vĩnh viễn trong hố xí.
Trước sau lỗi vẫn thuộc về cụ. Lỗi được tuyên đi tuyên lại là tại sao khi sinh ra đến giờ chưa có giấy chứng sinh và chữ kí xác nhận.
Nay vợ con cụ lên tiếng kêu oan. Cục Shit tuyên bố: Nếu cụ muốn hồi sinh, gia đình cụ phải viết đơn xin để được bề trên chiếu cố, xem xét. Tức đơn xin hồi sinh hay xin tha mạng!

Ôi quyền sinh quyền sát của Thiên đình!

B. CÓ MỘT BỌN ĐIÊN LÃNH ĐẠO VĂN HÓA

Dạ cổ hoài lang, từ một bản nhạc của nghệ sĩ Sáu Lầu phổ theo điệu dân ca pha cải lương, sau thời gian đã được motif hóa, dân gian hóa cũng giống như vô số các làn điệu khác ở Nam Bộ lẫn Bắc Bộ. Dị bản, thậm chí đa bản, là điều hiển nhiên. Kẻ ngu nhất cũng hiểu.
Biện lí do không tìm được bản gốc có chữ kí của tác giả mà cấm lưu hành vĩnh viễn thì chỉ có thể là mệnh lệnh được phát ra từ miệng một thằng điên lãnh đạo văn hóa.
Nếu không điên thì là não rỗng.
Lí luận ấy có thể tiến đến điều chưa từng xảy ra trong lịch sử: cấm tất cả, trừ tác phẩm của mấy thằng điên và ngu đang làm lãnh đạo. Báo Phụ nữ chỉ nhá Dạ cổ hoài lang để giễu, theo tôi, với lí luận ấy, suy rộng ra sẽ có vô số tác phẩm bị cấm.
1. Cấm toàn bộ nghệ thuật dân gian, không chỉ âm nhạc mà còn văn học, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, vì có quá nhiều dị bản mà không thể tìm bản gốc.
2. Cấm tất cả nghệ thuật quá khứ, dù khuyết danh hay có tên tác giả, bất luận là những tác giả vĩ đại thời trung đại, dù là văn học hay tuồng, chèo, cải lương, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ, Đào Duy Từ, Đào Tấn... bởi vì không thể tìm ra nguyên tác có chữ kí.
3. Có dám cấm luôn tác phẩm của tác giả cách mạng như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu... đặc biệt là Hồ Chí Minh, vì tôi tin chắc có không ít những tác phẩm cuả quý ông này cũng không còn bản gốc và không có chữ kí tác giả? Hay trong trường hợp này được gọi là ngoại lệ?
Tôi bảo chưa có tiền lệ lịch sử vì Tần Thủy Hoàng chỉ đốt sách chôn Nho chứ không đốt tất cả, Mao chỉ độc quyền Mao tuyển chứ chưa hẳn đã vùi dập toàn bộ di sản quá khứ.
Nếu làm được điều thứ 3, kéo theo sách giáo khoa cũng bị đốt sạch, tôi sẽ khen không phải bị điên mà có ý đồ. Không phải ý đồ chính trị thì là ý đồ thâu tóm của nhóm lợi ích.
Một là, từ khi áp dụng Luật bản quyền trí tuệ, ca sĩ khi hát phải trả tiền tác quyền dẫn đến nghịch lí của thị trường giải trí. Các ca sĩ đã lựa chọn những bài hát, hoặc là của tác giả đã chết, hoặc là của tác giả hiện đang sống hải ngoại để tránh trả tiền tác quyền. Nhưng đó là quyền lựa chọn của họ, bởi không có luật nào cấm điều đó.
Hai là, rất quan trọng và quyết định, thị hiếu công chúng đang có hai xu hướng: trẻ thì chạy theo mode "Lạc trôi" của Sơn Tùng, già và trung niên thì quay về "con đường xưa" với bao hoài niệm. Hậu quả, nhạc dở, nhạc dỏm của kẻ đang nắm quyền như Nguyễn Đăng Chương, Nguyễn Lưu, Nguyễn Thụy Kha... không ai biết và không ai hát. Không ai hát thì không có tiền tác quyền.
Đói thành ruột sôi sùng sục, không điên cũng hóa điên, làm không cần nghĩ. Cấm, thiến một hồi thành tự cung luôn!
Cấm tất cả may ra người ta để mắt đến mình. Nếu không phải vì "lí do chính đáng" như tôi nói, các ông thử đưa ra lí do khác có thuyết phục hơn không?    

Không có nhận xét nào: