Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

SỰ VÔ MINH VỀ LUẬT PHÁP




Đừng nghĩ rằng đại diện cho những người dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì dễ dàng làm bừa đâu vị đại biểu mang danh nghị sỹ và vô cùng thiếu hụt kiến thức pháp lý này.
Các tội danh liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia đối với luật Việt Nam là các tội danh có cấu thành hình thức, tức chưa cần đến hậu quả hay phải thực hiện hành vi đã có thể bị khởi tố và truy tố. Nên việc luật pháp còn bắt buộc luật sư phải tố giác thânchủ là một sư ngu ngốc và thiển cận chưa từng có trong nền khoa học pháp lý.
Hãy nhìn vào các nguyên tắc Hiến định cùng Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Luật sư để thấy đề xuất "luật sư phải tố giác thân chủ của mình" (đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và đặc biệt nghiêm trọng khác) là một đề xuất vi hiến, trái luật và xâm hại nghiêm trọng vào quyền hành nghề luật sư và quyền con người được pháp luật bảo hộ:
1. Nguyên tắc suy đoán vô tội: không ai bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của toà án thông qua việc chứng minh bằng một trình tự hợp pháp;

2. Nguyên tắc chứng minh: việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng; và người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội;
3. Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan và đánh giá chứng cứ: không dùng lời khai của người bị cáo buộc làm chứng cứ buộc tội duy nhất; và không ai bị buộc phải khai chống lại mình;
4. Nguyên tắc đảm bảo quyền được bào chữa: không ai có thể tước bỏ quyền bào chữa (có luật sư) đối với người bị buộc tội trừ khi chính người này từ chối;
5. Nguyên tắc bảo mật thông tin: là nghĩa vụ của luật sư trong mối quan hệ với khách hàng và phải được bảo đảm trong mọi trường hợp, trừ khi được chính khách hàng đồng ý hoặc có yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền, nhưng không được đi ngược lại lợi ích của thân chủ; luật sư chỉ có thể khuyên nhủ hoặc lên tiếng ngăn cản khách hàng thực hiện tội phạm nếu có dấu hiệu chắc chắn để cho rằng khách hàng sẽ tiếp tục thực hiện một tội phạm khác, nhưng kể cả như vậy thì luật sư cũng không thể tự mình đứng ra tố giác thân chủ - vì ngay cả khi có thể chuẩn bị phạm tội thì họ cũng có thể tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm hoặc có thể nó hoàn toàn không xảy ra;
6. Nguyên tắc bảo vệ công lý: luật sư có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, nhưng cũng như toà án, đó là có nghĩa vụ bảo vệ công lý - tức không kết tội hoặc được phép gây bất lợi cho thân chủ của mình mà những thông tin hay sự suy đoán đó chỉ dựa trên những sự nhận định chủ quan.
Thế thì tại sao lại đề xuất cho rằng luật sư lại phải tố giác thân chủ của mình trong khi đang tuân thủ và thượng tôn luật pháp bởi sự ràng buộc một loạt những nguyên tắc cốt lõi đã nêu trên? Muốn biến luật sư trở thành những con cừu và nỗi đe doạ của khách hàng hay sao?
Không thể lấy lý do "vì lợi ích quốc gia" một cách chung chung và mơ hồ để dễ dàng kết tội một con người cũng như tước bỏ thô bạo sự được bảo vệ bởi luật pháp đối với một công dân như vậy.
Đó chính là sự vô minh về luật pháp, thưa bà đại biểu bảo thủ với danh vị tiến sỹ luật hình sự.
ĐBQH Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp bên hành lang Quốc hội sáng nay (26-5) cho rằng “luật sư  phải tố giác thân chủ của mình” khi nói về quan điểm tranh luận của mình về việc “luật sư tố giác thân chủ”.

Trong mỗi hợp đồng pháp lý với thân chủ, từ giờ, luật sư cần soạn thảo sẵn một lá đơn với tên gọi "đơn xin thân chủ tha thứ" và chỉ sử dụng khi họ đã bị tống giam vào tù vì sự tố giác của mình. Hoặc chí ít đính kèm mặt sau của hợp đồng một đoạn chú thích: quý khách hàng hãy lưu ý, vì luật pháp không cho phép chúng tôi được lựa chọn, chúng tôi có thể sẽ trở thành tội phạm nếu nghe các vị thú tội mà không tố giác, hoặc chúng tôi sẽ phải là kẻ phản bội lại chính các vị để được vinh danh. Nên hãy cân nhắc để mọi lời nói của quý vị không là chứng cứ chống lại mình trước toà.
Suy ra, luật sư dưới mái nhà xã hội chủ nghĩa đều là một công an không đồng phục, hoặc sẽ là tù nhân dự bị với cánh cửa vào nhà tù vô cùng rộng mở.

Những người đang mang vai trò trọng trách là đại biểu quốc hôi, hãy xem hai bộ phim nổi tiếng thế giới đó là "Người đàm phán" và "The Lincoln Lawyer" để thấu hiểu giá trị của luật pháp văn minh và nguyên tắc bảo mật của luật sư đối với chính thân chủ của mình.
Đó là bộ phim kinh điển về nghề luật đối với một nguyên tắc bất di bất dịch của nền luật pháp Mỹ với tên gọi "Bí mật của luật sư".
Luân Lê (Luật sư)




2 nhận xét:

Hirota Fushihara nói...


Nguyên tắc suy đoán vô tội và nghĩa vụ trung thành của Luật sư.

Luật sư một khi đã là người được ủy quyền để bào chữa cho thân chủ thì phải có nghĩa vụ trung thành một cách tuyệt đối. Điều này đồng nghĩa với việc Luật sư không được nói và làm những gì bất lợi cho thân chủ của mình. Luật sư phải nỗ lực tối đa đề tìm đến những chứng cứ có thể chứng minh được tinh tiết liên quan đến việc cấu thành tội phạm và/hoặc tình tiết giảm trách nhiệm cho thân chủ. Đương nhiên, nghĩa vụ trung thành này không chấp nhận việc Luật sư ngụy tạo chứng cứ, làm trái với sự thật mà Luật sư biết được. Nhưng điều này cũng không có nghĩa rằng luật sư phải nói hết những tình tiết khách quan mà Luật sư biết được để gây ra bất lợi cho thân chủ. Luật sư có thể không quan tâm, không để ý đến một vài tình tiết trong quá trình bào chữa của mình. Với ý nghĩa này, luật sư chỉ có nghĩa vụ tuân theo sự thật một cách tiêu cực. Luật sư không có nghĩa vụ đưa ra sự thật một cách tích cực đến mức gây bất lợi cho thân chủ của mình.

Điều trên càng được tăng cường bởi nguyên tắc suy đoán vô tội. Bất cứ bị can, bị cáo nào đều được coi là vô tội cho đến khi Tòa án đã chứng minh có tội thông qua chứng cứ được xem xét đánh giá một cách hợp pháp. Luật sư có quyền chủ trương rằng thân chủ của mình là vô tội đến giây phút cuối cùng của quá trình xét xử.

Đối với Khoản 3 Điều 19 của Dự thảo Bộ luật hình sư được thảo luận tại Quốc hội hiện nay, có rất nhiều đại biểu Quốc Hội, là những vị luật sư có sỹ khí đã và đang phản đối về việc thừa nhận nghĩa vụ tố giác thân chủ của Luật sư đối với một số tội danh nhất định. Tuy nhiên hôm nay, tôi được biết một vị Đại biểu Quốc hội và cũng là Luật sư mà ai cũng kính trọng và kính nể trước sỹ khí của ông, đã trình bày ý kiến chấp nhận việc trên với điều kiện là “nếu người bào chữa biết rõ và có đủ chứng cứ, và nếu việc không tố giác sẽ gây nguy hiểm cho xã hội”.

Theo nguyên tắc suy đoán vô tội. Luật sư bào chữa không thể đóng vai trò như thẩm phán tuyên án, và chứng cứ mà Luật sư đang có chưa được xem xét/đánh giá theo thủ tục luật định. Theo đó, việc Luật sư hiểu rằng mình biết rõ khách hàng có gây ra tội phạm có thể chỉ là ý chí chủ quan không có cơ sở của Luật sư. Vì theo nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc tối quan trọng trong thủ tục hình sự của Việt Nam và thế giới, Luật sư không thể và không có lý do pháp lý để “ biết rõ và có đủ chứng cứ “ nhận định rằng thân chủ của mình phạm tội.

Mối quan hệ giữa Luật sư với thân chủ là mối quan hệ tín thác, ủy quyền. Đây là mối quan hệ dựa trên cơ sở tin cậy nhất trong bao nhiêu mối quan hệ. Điều này không cần nói nhiều với những người hiểu thừa về vai trò của Luật sư ở hầu như tất cả các nước trên thế giới trừ một số ngoại lệ ở các nước lạc hậu. Vai trò của luật sư và nghĩa vụ của Luật sư tin tưởng và tạo dựng lòng tin cho thân chủ đến giây phút cuối cùng, Nếu Luật sư không thể tin được thân chủ thì chỉ có cách duy nhất là xin thôi đảm nhiệm vai trò Luật sư bào chữa. Tuy nhiên nghĩa vụ trung thành với thân chủ vẫn không thể kết thúc. Ít nhất Luật sư không được tô giác những người đã từng là thân chủ của mình.

Sự tin cậy của xã hội với Luật sư được xây dựng từ từng mối quan hệ với thân chủ như vậy. Sự phản bội bởi một Luật sư với một khách hàng của mình sẽ lan tỏa với mọi người và gây ra nguy cơ cho sự tồn tại của giới Luật sư trong đánh giá chung của xã hội.
Tôi mong rằng các vị đại biểu Quốc hội, nhất là các vị luật sư tiền bối sẽ kiên trì nguyên tắc của mình để bảo vệ sự tồn tại của giới Luật sư, bảo vệ sự tin cậy của thân chủ đã gửi gắm đến mình.

Hirota Fushihara luật sư người Nhật đang làm tại VN

Pham Dang Quynh nói...

Sau 3X, đến lượt chị Ngân bị anh Huy Đức đánh. Chị Ngân đọc nếu thấy cần thì hỏi chị Xuân (Đắc Lắc) thử có phải ....tội bôi nhọ hay không nhé ! Anh ấy viết đọc đau hơn bò đá như sau :
Trong "bộ tứ", bà Chủ tịch Quốc hội là người nỗ lực thường xuyên trau chuốt hình ảnh của mình nhất. Tôi nghĩ, nếu giờ đây bà để QH có thêm thời gian lắng nghe ý kiến của những người biết phân biệt pháp trị với pháp quyền; hiểu, tìm kiếm công lý mới có khả năng chống tội phạm tận gốc chứ không phải bắt người; kiến tạo niềm tin vào một định chế (luật sư) quan trọng hơn biến họ thành những tên chỉ điểm. Làm được thế, thì chẳng cần phấn son, rồng phượng, cứ áo bà ba mà mặc hình ảnh của bà cũng sẽ rất sáng trong mắt của nhiều người.