Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

HÀ NỘI CÓ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT NHƯ THẾ .

 

(ảnh 1)

Martin Rama
Bức tranh tường khổng lồ tại hội trường tòa nhà cũ của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội/ The gigantic mural in the conference hall of Hanoi National University’s old building.

Victor Tardieu, khi đó vừa từ Pháp sang, bắt đầu bức vẽ có diện tích 7x12 mét vào năm 1922. Kế hoạch ban đầu là hoàn thành trong vòng sáu tháng, nhưng cuối cùng ông đã phải cống hiến sáu năm đam mê của mình để hoàn thành bức tranh đó. (ảnh 1)

Bức tranh tường nói về tri thức và tiến bộ, ngoại trừ một thay đổi là thay vì một trường đại học kiểu phương Tây, ông đã vẽ một ngôi làng Việt Nam. Các vấn đề y học, nông nghiệp, sinh học… nở rộ dưới gốc đa, trước cửa một ngôi đền có khắc các mẫu tự chữ Hán cổ sao chép từ một văn bia thế kỷ 15 ở Văn Miếu.

Ở vị trí trung tâm tác phẩm là một cổng tam quan như cổng làng truyền thống ở thôn quê Việt Nam nằm dưới tán cây cổ thụ. Trán cửa ghi bốn chữ Nho: Thăng đường nhập thất 升堂入室 nghĩa là "Lên thềm vào nhà" như lời mời gọi đón tiếp.
Trên hai hàng cột chính thì có đôi câu đối:
人才國家之原氣 Nhân tài quốc gia chi nguyên khí
大學教化之本元 Đại học giáo hóa chi bản nguyên
Tức:
Nhân tài là nguyên khí quốc gia
Đại học là gốc của giáo hóa.
Con trai Tardieu cũng nói về việc cha mình đã lao động không biết mệt mỏi để hoàn thành một thông điệp mà có thể không ai hiểu hết ngụ ý. “Ở cuối phòng lớn cha tôi vẽ một đám đông người An Nam (…) Ai sẽ xem bức tranh này? Có ai mà hiểu được nó? Những người Âu sống ở đây hầu hết đều là những người tầm thường, họ chẳng có thẩm mỹ hay văn hóa gì cả. Còn đối với người An Nam, họ có thể sẽ rất ngưỡng mộ loại hình nghệ thuật này, nhưng chắc họ cũng chẳng hiểu được vì nó quá xa lạ đối với họ.”

(ảnh 2)

Sự phá hủy, rồi lại được khôi phục sau đó của bức tranh tường bản thân nó cũng là một dụ ngôn về giao tiếp, giống như một cặp vợ chồng cãi nhau nảy lửa để rồi nhận ra tình yêu của họ thật bền sâu. Năm 1956, khi đang ở đỉnh cao của phong trào cải cách ruộng đất, người ta đã quét vôi phủ trắng bức tranh tường vì cho rằng nó là biểu tượng còn sót lại của chủ nghĩa thực dân. Nhưng nửa thế kỷ sau, người ta đã nhận thức rõ ràng rằng nghệ thuật và văn hóa không bao giờ là kẻ thù của họ.

Nếu có gì đáng nói, thì chỉ là sự kết hợp tuyệt vời những ảnh hưởng châu Âu và Việt Nam trong bức tranh tường này. Để kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Hoàng Hưng, một họa sĩ nghiệp dư, đã được đề nghị phục dựng lại bức tranh, dựa trên những bức ảnh còn lưu giữ được nhờ người cháu gái duy nhất của Tardieu. Bức tranh đã được vẽ lại rất thành công.(ảnh 2)

(Hà Nội, một chốn rong chơi, chương Thông điệp)

Không có nhận xét nào: