Thứ Năm, 16 tháng 1, 2025

CHUYỆN CỦA LONG




Mai Tivi

Long học cùng tôi một năm dự bị ở khoa lưu học sinh trước khi sang Liên Xô.

Năm này được ví là một năm khổ sai đúng nghĩa, thử thách đủ kiểu, đánh nhau, cãi lộn, đọc tiểu thuyết Sài Gòn, nghe nhạc vàng, yêu đương, gây mất đoàn kết, có thư nặc danh, đều là những lý do để mất suất đi du học nước ngoài.

Chúng tôi như một lũ chuột bạch, đi nhẹ, nói khẽ và miệng luôn mỉm cười...

Long người dân tộc thái, nhà ở một bản cheo leo sườn núi ở miền tây xứ Thanh, chỉ cần chạy bộ dăm chục phút là ''sờ bai đi'' với các bạn Lào.

Tôi chơi thân với Long, mặc dù sở thích trái ngược.
Long thích đọc thơ, có thể đọc thơ từ sáng đến tối.
Long tán bạn gái cũng bằng cách đọc thơ, những đêm cúp điện, Long đứng trên sân trường đắm đuối nhìn bạn gái thầm yêu và đọc hết bài thơ này sang bài thơ khác... Các bạn gái bị Long đọc thơ thường tìm cách trốn Long, vì các nàng chỉ thích những vòng tay vụng dại cuồng si siết chặt và những nụ hôn điên cuồng đầu đời như nã đại bác vào mồm.

HAI HỌC SINH MIỀN NAM ĐẶC BIỆT

 


HAI HỌC SINH MIỀN NAM ĐẶC BIỆT
Lúc ấy, vì phải giữ bí mật nên rất ít người biết rõ gốc gác hai bé gái này. Chỉ biết, từ đó hai thiếu niên nước ngoài này đã có một phần đời gắn với cộng đồng học sinh miền Nam mà lịch sử mở ra từ sau năm 1954 và kết thúc vào năm 1975. Hai bé gái đó là Irène Quandíe và Monique Quandíe. Bài viết dưới đây là những trích đoạn trong cuốn sách Học sinh Miền Nam - tư liệu và kỷ niệm và những bài viết rải rác trên facebook của nhiều học sinh miền Nam liên quan đến Irène và Monique.
Nguồn gốc gia đình đặc biệt
Mãi nhiều năm sau, khi Irène và Monique đã rời xa Việt Nam sau năm 1975 để đi học đại học ở nước khác rồi sau đó gián đoạn với bạn bè học sinh miền Nam (HSMN) suốt hơn 40 năm, bạn bè Việt Nam mới tỏ tường về nguồn gốc gia đình của hai chị em thân thương và đặc biệt này.
Cha của Irène và Monique là Ernest Quandíe, một gương mặt lãnh đạo xuất sắc của Liên minh Nhân dân Cameroon (UPC) - tổ chức chính trị thành lập năm 1948 để lãnh đạo phong trào đòi quyền độc lập tự trị cho Cameroon từ tay chính quyền thực dân, một nửa thuộc Anh, một nửa thuộc Pháp.
Năm 1960, Ernest Quandíe trở thành Chủ tịch của UPC sau khi người tiền nhiệm qua đời. Vì nền chính trị của Cameroon, sau khi chấm dứt chế độ cai trị của thực dân Anh và Pháp, vẫn chưa đạt tới các giá trị tiến bộ nên Ernest Quandíe cùng lực lượng kháng chiến của mình tiếp tục cuộc đấu tranh cho một Cameroon thực sự độc lập, tự do, dân chủ, bất chấp sự truy lùng, săn đuổi của chính quyền đương thời mà người đứng đầu là đối thủ chính trị của Ernest Quandíe trong nhiều năm trước khi lên nắm quyền. Chính trong bối cảnh cả hai vợ chồng cùng dấn thân vào cuộc chiến đấu ngày càng nguy hiểm đó, Ernest Quandíe và vợ quyết định gửi hai cô con gái trong số năm người con của mình là Irène và Monique sang Việt Nam nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ nuôi nấng, dạy dỗ.