Putin có tái lập được đế quốc Nga ? |
Trước tình trạng Nga tìm cách củng
cố sự kềm tỏa bán đảo Crimea cũng như đe dọa biên giới phía đông của Ukraine
bằng các cuộc thao diễn quân sự, câu hỏi được đặt ra cho Mỹ cùng đồng minh là
phải làm gì để có thể, bảo toàn chủ quyền cho Ukraine, cũng như để làm sao phục
vụ mục tiêu tối hậu là ngăn chặn việc Nga tái lập một đế quốc. Chiến lược từ
trước đến nay thường được dùng là đe dọa cô lập Liên xô về ngoại giao lẫn kinh
tế. Nhưng nếu sự cô lập về ngoại giao và kinh tế cũng chính đang là mục tiêu mà
Nga đang muốn tiến tới khi tìm cách tạo dựng một "khối thị trường riêng
biệt" (own trading bloc) qua cái gọi là "liên hiệp các nước Âu & Á"
(Eurasian Union) của ông Putin, thì liệu cách thức dùng trong chiến lược nêu
trên có còn dùng được nữa không? Vào thời kỳ sau khi Liên Xô bị sụp đổ vào năm
1991, tình trạng kinh tế quá bi đát đã buộc Tổng thống Nga vào lúc đó là ông
Boris Yeltsin đã phải kêu gọi sự giúp đỡ của phương Tây. Nhưng ngày nay
tình hình đã được ổn định, kinh tế Nga đã được tái hồi sinh do đó sự lệ thuộc
vào phương Tây cũng giảm đi nhiều.
Phần lớn sự phát triển của kinh tế Nga là
nhờ ở sự cải tiến cũng như sự làm lành mạnh hóa nền công nghệ về "dầu
khí" mà ngày nay nhờ vào đó nước Đức và các nước Đông Âu cũng được
hưởng lợi, nhưng đồng thời cũng bị tùy thuộc. Thêm vào đó khả năng quân sự với
các khí giới nguyên tử cũng được nâng cấp và phát triển trở lại, làm Nga
rất hãnh diện nên thường xuyên hay phô trương mỗi khi có dịp. Sự thay đổi tình
thế như nêu trên đã khiến, vừa qua bà Fiona Hill, một thành viên thâm niên
của Viện nghiên cứu Brookings và cũng là tác giả của quyển sách có tựa đề
"Mr Putin: Operative in the Kremlin" tạm dịch là "cách hành xử ở
điện Cẩm Linh của ông Putin" đã phải có nhận định trên đài tiếng nói
quốc gia Mỹ là : Khả năng của Mỹ để làm áp lực với Nga là rất giới hạn. Trong
một bài được viết chung vừa được phổ biến với tựa đề " The state of our
relationship" tạm dịch là Tình trạng về các liên hệ của chúng ta (với
Nga), các tác giả cũng có viết là: Chúng ta không còn nhiều củ Cà rốt để tặng
nước Nga nhằm khuyến khích họ thay đổi cách hành xử và chúng ta cũng không có
"cái gậy nào" để răn đe thuyết phục họ không nên có một số hành động
nào đó.
Bà Hill cũng chỉ ra khía cạnh là sự
phát triển kinh tế của Nga cũng làm sự hội nhập vào kinh tế toàn cầu cũng bị
tăng nhiều hơn lên do đó cách trừng phạt kinh tế theo kiểu đang được áp dụng
với Iran có thể làm Nga bị tác dụng với điều kiện các nước kỹ nghệ phải liên
hiệp để đứng chung trong cùng một chiến tuyến. Theo bà đó là chìa khóa mở cửa
cho sự thành công của các chính sách trừng phạt. Theo nhiều chuyên gia khác thì
việc ông Putin muốn thành lập một khối thông thương "kiểm soát" bởi
Nga là chuyện hão huyền vì những nước mà ông muốn gom vào một mối như -Ukraine,
Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Moldova cũng như các nước khác trong
liên minh Xô Viết cũ - toàn là thứ với nền kinh tế bấp bênh trồi sụt
không biết đâu mà lường, nhất là hiện nay KT của Ukraine đang trên bờ vực thẳm.
Như vậy cho thấy là nền tảng của cái đế quốc mới mà Nga muốn thành lập sẽ rất
lung lay không thể đứng vững. Thêm vào đó Trung cộng cũng sẽ là một đối thủ
đáng gờm vì cũng đang dòm ngó các nước này, nên cũng đang tìm cách thắt chặt
các mối quan hệ. Nói cho cùng thì Nga chả có gì để cống hiến cho các nước khác ngoài
chuyện bán khí đốt với giá rẻ kèm theo với những đe dọa mỗi khi làm trái ý
của Nga.
Có thể thấy trong việc đi với Âu
Châu & Mỹ là sẽ có được nhiều triển vọng tốt như có tam quyền phân lập nên
có được một nền kinh tế thị trường lành mạnh để tự do cạnh tranh, có được nhiều
hứa hẹn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, vì có dân chủ nên có sự tin
tưởng của quốc tế (là yếu tố quan trọng trong việc đầu tư). Trong khi nếu đi
với Nga thì đừng ngạc nhiên khi phải chịu loại kinh tế của kẻ cướp (gangster
economy) với các loại "trả đũa" kiểu Putin như tăng giá nhiên liệu
hoặc cúp không cung cấp khí đốt, hoặc bị cấm vận cũng như bị xâm chiếm
lãnh thổ nếu cả gan dám ngả về Âu Châu. Ông Zbigniew Brzezinski, nguyên cố vấn
về an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Jimmy Carter thì cho rằng tham vọng để
gây dựng một thể chế độc tài với chiều hướng kiểu thời Nga Hoàng của ông Putin
sẽ thất bại vì không có nước nào trong khối Liên minh Xô Viết cũ lại muốn trở
thành một loại thuộc địa trá hình (camouflaged colonies) của Nga. Trong
một tường trình mới đây trước Ủy ban ngoại vụ của Thượng viện Mỹ, ông cũng nói
"vấn nạn chính" của Ukraine là do bị ông Putin rất cần nước này để có
thể thành lập cái gọi là "siêu quốc gia đế quốc" (supra-national
empire). Theo cảm nhận của ông thì "cái luống tiếc quá khứ" này của
ông Putin là trái với thực tế ngày hôm nay về các mặt chính trị, kinh tế
và xã hội (trích: Putin's nostalgia for the past is simply divorced from
politic,social and economic).
Trong một tóm lược được trình bày
(briefing) với các nhà báo vào hôm chủ nhật (02/03/14) một quan chức cao cấp
của chính phủ Mỹ cho rằng ông Putin đã làm một tính toán sai lầm: Ông ta tưởng
là kinh tế Nga đang ở tột đỉnh (thành không sợ ai) nhưng không phải vậy. Vì
muốn tìm kiếm một thỏa ước song phương với Mỹ, hôm thứ hai (03/03/2014) ông Iurie
Leanca, thủ tướng nước Moldova, đã sang thăm Washington. Ông là người trước đây
vào tháng mười một năm 2013 đã chủ xướng việc ký thỏa ước thông thương tư do
(free- trade) với Châu Âu, bất chấp sự đe dọa của Moscou. Thỏa ước này sau đó
đã được Âu Châu đem ra đề nghị với Ukraine nhưng bị Yanukovych từ chối dẫn đến
các cuộc biểu tình lật đổ chánh phủ. Nước Georgia hiện cũng đang tìm cách phát
triển theo chiều hướng mới này.
Theo ông Robert D.Blackwill (thuộc
Hội đồng cố vấn về ngoại giao của Mỹ) và ông Meghan L. O'Sullivan (thuộc đại
học Harvard) là hai tác giả của bài với tựa đề "America's Energy Edge- The
Geopolitical Consequences of the Shale Revolution" làm phân tích về các
ảnh hưởng toàn cầu liên quan đến việc phát triển khí "Shale" tại Mỹ,
được cho là một cuộc cách mạng trong địa hạt năng lượng, thì nhược điểm của kinh tế Nga là do chủ yếu dựa vào dầu khí, vì không phải loại đa dạng phong phú nên khi
giá cả trên thị trường dầu khí bị trồi sụt thì kinh tế bị ảnh hưởng theo. Trong bài
này được đăng trong số tháng ba/ tháng tư/ 2014 của báo Foreign Affairs, nước
XHCNVN cũng được người ta nhắc đến vì bị xếp trong danh sách các nước có nền kinh tế "cà thọt" vì lệ thuộc vào dầu khí. Có lẽ nhờ lợi tức về dầu khí nên kinh tế VN vẫn còn cầm cự được để kéo dài chế độ độc trị của đảng CSVN, mặc dầu các
doanh nghiệp tư nhân thi đua nhau phá sản, nhưng sẽ không còn được lâu nữa đâu
vì nguồn lợi dầu khí không thôi không thể nuôi được cả nước về lâu về dài.
Chuyển ngữ: Thuy Nguyen (Canada)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét