Bỗng dưng đau mắt, không đi đâu được.
Ra ngõ chè chén, hút thuốc vặt. Nghe được và lược ghi lại cuộc
bàn luận sôi nổi của người dân. (2 ông cán bộ về hưu, 2 bác xe ôm, 1 thằng chủ
quán nước chè, kiêm ghi lô đề. 1 bảo vệ cơ sở chữa nhổ răng. 3,4 sinh viên, người
khoan cắt bê tôn...xin không nêu tên, bảo vệ bí mật đời tư).
Mấy hôm nay, đi đâu cũng nghe nói chuyện Sơn La. Thế mới biết,
dân ta yêu nước và vĩ đại thật.
- ông về hưu, hơn 80, rất khoẻ: chúng mày trẻ con, biết
đéo...Năm 1978, ban bí thư phát động phong trào "Ao cá Bác Hồ" và lấy
ao cá của Bác cạnh nhà sàn làm kiểu mẫu. Cả nước hưởng ứng. Đi đâu cũng gặp Ao
cá Bác Hồ. Chả cần dựng tượng đài ông Cụ tốn kém ngàn tỉ mà dân vẫn bày tỏ lòng
kính trọng, biết ơn với ông Cụ.
- sao giờ chả thấy Ao cá Bác Hồ nữa bác?
- Hỏi ngu, ao cá
tuy gần gũi với người dân. Đầu tư không đáng kể. Hàng năm còn tát cá, cải thiện
bữa ăn. Nhưng chỉ đào ao thả cá thì ăn cứt à.
- sao giờ đọc báo, mỗi báo nói một kiểu, đưa tin lung tung
thế bác nhỉ?
- ăn học như chúng mày phí. Báo đưa tin phải khác nhau mới cần
nhiều tờ. Đưa giống nhau thì cả nước làm 1 tờ, đủ. Ngu thế.
- cháu thấy tranh cãi ầm ĩ về việc xây dựng cụm tượng đài
ông Cụ ở Sơn la. Chả biết báo đúng hay tỉnh đúng?
- trung ương yêu cầu Sơn la giải trình và làm rõ đề án chúng
mày không đọc à?
- giải trình của Sơn la đọc và xem TV rồi, rất tù mù, có thống
nhất đâu bác. Bọn cháu đọc hết. Chả hiểu.
- chúng chạy rồi, tưởng xong. Giờ vỡ trận, lộ ra có chuẩn bị
đề án đéo gì đâu. Quen đi đêm chạy chọt thôi. Cho chết cụ.
- lãnh đạo Sơn la trình kém quá bác nhỉ. Nếu ở Hà nội xong mẹ
rồi.
- càng nói càng ngu. Hà nội, tinh hoa cả nước. So đéo mấy thằng
tít trên núi. Thế Hà nội mới là thủ đô. Không chả hoá Sơn la là thủ đô à.
- thảo nào, họp báo, trả lời phỏng vấn, mỗi ông nói một
phách.
- tao vẫn thích thằng chủ tịch ubnd tỉnh cầm ngọc gì ý nhỉ?
Quên mẹ tên. Tao ủng hộ nó nhận giải thưởng thật thà. Đố chúng mày tìm được có
thằng nào đương chức bị báo chí dồn, lại khai thật, thế "thiệt thòi cho
chúng tôi quá không?"!
- vâng, lão thật thà và chắc cũng ấm ức bác ạ. Cháu đọc trên
mạng, bảo có khi lão nói thế để doạ luôn mấy ông ăn tiền của tỉnh rồi.
- kệ mẹ, tao thích thằng đó. Tao cho cụm từ "thiệt thòi
chúng tôi quá" là câu nói hay nhất, thật nhất trong lịch sử. Đệch mẹ.
- sơn la biển bao nhiêu nhỉ? Chiều làm con lô. Khéo chén cả
đề...
- mẹ, toàn chửi. Đéo thằng nào đưa ra được giải pháp tháo gỡ.
- à bác, lão đại biểu qh nói gì mà dân chưởi thế nhỉ?
- thằng đấy chắc tàu, dương tàu, chuyên nói theo, nói vớt.
Còn thằng tiến sĩ kts đào không nghiêm nữa. Học nhiều mà nói như cứt. Dân chửi
là phải.
- Blablabla...
Dễ hiểu, vì cả hai ông - dù đã rất nổi tiếng từ nhiều năm
nay, trước những sự kiện đang thu hút mạnh mẽ cộng đồng và truyền thông lại
phát biểu một cách bất cẩn, thiếu chín chắn, đi ngược với tình cảm và nguyện vọng
của đông đảo người dân. Bị chửi là phải, oan đíu.
Nghe cuộc chuyện trò chả ra đầu ra đuôi, sặc mùi thị dân
trong một ngày nghỉ bị đau mắt lại thấy hay.
Để lãnh đạo tỉnh Sơn la khỏi thiệt thòi, cũng nhằm để bày tỏ
tình cảm chính đáng và lòng biết ơn của đồng bào các dân tộc Tây bắc với ông Cụ, đề
nghị:
1- phát động lại phong trào "Ao cá Bác Hồ" đã
được bbt phát động từ 1978.
2- cho phép Sơnla đào ao thả cá ngay. Tổng diện tích 5,10ha,
hay 100 ha đều được. Cá lấy từ "Ao cá Bác Hồ" trong khu di tích lăng
và nhà sàn ông Cụ tại Ba đình Hà nội.
3- kinh phí đào ao thả cá không cần xhh (đổi chác lằng nhằng,
phức tạp vấn đề), được
lấy ngay từ nguồn nsnn...
4- đối với đồng bào tây bắc, tỉnh nào cần xin đào ao thả cá,
cho luôn. Làm theo mô hình Sơn la. Không hạn chế về diện tích.
5- kiến nghị này sẽ được thảo luận rộng rãi như một giải
pháp cần thiết để xử lí khủng hoảng vụ "1400" nhằm ổn định tình hình
an ninh trật tự xã hội trong thời điểm đhđ các cấp đã gần kề.
Ông lão về hưu kia, từng làm ở cqtw. Trước khi đi đạp xe, ngồi
lên yên rồi còn quay lại nói vớt.
- vấn đề dân tộc, vấn đề ly khai, vấn đề tranh chấp biên giới...đang
là những vấn đề lớn của tất cả các quốc gia. Bài học tân cương, tây tạng, các
nước cộng hoà trung á...cần được lưu ý và rút kinh nghiệm. Chúng mày đọc 1 phải
hiểu 10, đúng lũ mọt. Cũng đọc, cũng học mà ngu. Ngữ chúng mày, cũng chỉ đi đào
ao, nuôi cá. Học hành làm đéo, toi cơm.
Ông lão đi rồi, chuyện vẫn tiếp tục. Mất mẹ người cầm cái là
loạn xì ngầu ngay, bởi ở đâu thời nào cũng thế, quân hồi vô phèng, thằng nào
cũng hay cũng giỏi. Lược mãi mới ghi được, đại loại:
- trẻ con ở làng quê hay câu trộm cá của htx. Nhưng riêng với
"ao cá Bác Hồ", kể cả trẻ nghịch ngợm, thiếu giáo dục cũng ít thằng
dám câu trộm.
- thống nhất, nếu bắt được các cháu câu trộm, cũng không
hình sự hoá, chỉ giáo dục dạy dỗ theo nghị quyết về học tập tấm gương đạo đức
ông Cụ.
- trường hợp bão lụt, vỡ bờ, cá trong ao thoát ra ngoài
không được qui kết là thất thoát tài sản xhcn mà phải coi như cá đã được nhân rộng
ra sông suối ngoài ao...
Vài điều về Ông lão đi rồi. Rất nể ông vẫn đạp xe đều hàng
ngày. Cái xe đạp peugeot cũ từ xưa. Hơn 80, vẫn khoẻ. Bọn trẻ con đầu ngõ kháo
nhau, tuần nào cũng đi nhà nghỉ. Mình hỏi, ông bảo tuần 2 lần. Đái dầm mẹ ra quần.
Hơi cảm thấy chạnh lòng. Nhưng nếu lão không phét, cũng mừng cho lão. Bà lão
cũng hơn 7 chục rồi, tóc bạc phơ, thỉnh thoảng còng còng chống gậy đi ra ngoài
ngõ...
Hà nội cũng nên tái phát động phong trào đào ao thả cá, lấy
lại ao hồ đã bị lấp cho quá trình đô thị hoá hơn 20 năm nay.
Vừa có cá ăn, vừa điều hoà hệ thống thoát nước đô thị, vừa đỡ
tốn kém chi phí đầu tư
chống ngập úng khi mùa mưa bão đang về.
Kể cả mưa to như mấy hôm rồi ở các tỉnh phía bắc, Hà nội kịp
đào ao hồ thả cá rồi, thủ đô sợ đếch.
Dù chỉ là sáng kiến của đám thị dân cũng đáng suy nghĩ đấy
chứ? Đôi khi sáng kiến, ý hay lại không phải do các nhà sử học hay các ông tiến
sĩ kts, các nhà nghiên cứu nhiều chữ ít tâm...Áp dụng được hay không còn phải
bàn, nhưng chắc chắn khó mà chửi được họ.
P/S. Về "Ao cá Bác Hồ", chuyện kể:
Có lần, Bác đi công tác lâu ngày, khi về, Bác ra cầu ao gọi
cá nhưng mãi vẫn không thấy cá đâu. Bác buồn, gọi người phục vụ ra và bảo: “Chú
ạ, có mấy con cá quen mà Bác vỗ tay gọi mãi chẳng thấy nó về. Chắc chú nào bắt
mất rồi!”.
Nói vậy nhưng thực ra Bác biết ao cá vẫn còn nguyên, chỉ có
điều lâu ngày không được huấn luyện nên cá không còn thói quen cũ. Bác nói với
các chú phục vụ: “Con người ta cũng vậy, để tạo thói quen tốt phải đòi hỏi sự
kiên trì và khổ công rèn luyện. Thói quen xấu thì tiếp thu nhanh lắm!”.
Nhớ lời Bác dạy về tốt xấu "thói quen", xin chào mừng
đại hội lần thứ X hnbvn. Cứ làm báo viết bài kiểu thói quen như này, chạy đuổi
theo báo mạng giờ mệt phết, hihi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét