Trường tiểu học Lũng Luông huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
1. Năm
ngoái, tôi đọc trên V+ một câu chuyện kể về ga tàu Kami-Shirataki thuộc thị trấn
Enragu, đảo Hokkaido cực bắc Nhật Bản, từ lâu chỉ đón tiếp một hành khách duy
nhất: một nữ sinh trung học chờ tàu đến trường.
"...Chuyến
tàu dừng lại ở đây 5 ngày trong tuần, 2 lần mỗi ngày, 1 lần để đưa cô nữ sinh
đi học và lần kia đưa cô về nhà. Câu chuyện nghe như chỉ có trên phim ảnh này lại
chính là sự thật được quyết định bởi Hiệp hội Đường sắt Nhật Bản - cơ quan điều
hành mạng lưới đường sắt cả nước - hơn 3 năm trước.
Khi đó,
số lượng các chuyến tàu qua ga Kami-Shirataki đã giảm mạnh do ga nằm ở nơi xa
xôi hẻo lánh. Dịch vụ tàu chở hàng cũng đã ngừng hoạt động tại đây. HHĐS Nhật Bản
gần như đã sẵn sàng đóng cửa ga vĩnh viễn. Rồi họ nhận ra một cô bé nữ sinh vẫn
ngày ngày đón tàu ở ga để đi học. Hiệp hội ĐSNB đã quyết định vẫn duy trì hoạt
động của ga Kami-Shirataki, để phục vụ cô nữ sinh tới khi tốt nghiệp trung học,
thậm chí điều chỉnh lịch trình tàu chạy cho phù hợp với giờ học của cô bé ở trường...".❤️
Bài báo
viết, "tháng 4 tới, hành khách đặc biệt này sẽ vào học tại một trường đào
tạo nghề ở Tokyo, vì thế Nhật Bản quyết định đóng cửa nhà ga, hủy tuyến tàu ở
ga Kami-Shirataki. Nhiều người Nhật đã đến nhà ga này để "chào" chuyến
tàu trở nên nổi tiếng ở Nhật từ đầu năm nay khi cô bé tốt nghiệp trung học...".❤️
Hơn cả
một câu chuyện!
Mặc dù
còn nhiều tranh cãi, rằng không phải ngày nào cô gái cũng bắt chuyến tàu ở ga
Kami-Shirataki mà đi từ ga Kyu-Shirataki cùng với 10 bạn học khác lúc 7h15.
Trên đường trở về nhà, các học sinh này có thể lựa chọn giữa 3 tuyến tàu khác
nhau và chuyến muộn nhất lúc 19h25...
Tranh
cãi này không quá quan trọng.
Ưu tiên
hàng đầu của chính phủ Nhật Bản là giáo dục, cần đảm bảo không một học sinh nào
bị bỏ rơi, bị mất đi quyền lợi được học tập và phát triển. Đầu tư vào giáo dục
là đầu tư cho tương lai, đảm bảo cho 1 quốc gia phát triển bền vững. Thực tế,
chính giáo dục, khoa học đã đưa Nhật Bản - từ đống đổ nát hoang tàn, một quốc
gia bại trận sau chiến tranh thế giới 2 - trở thành một quốc gia hùng mạnh, một
dân tộc tự hào, một xã hội kỉ cương, trật tự.
Một người
dùng FB đã viết: "đây chính là ý nghĩa của việc chính phủ quản lý đến tận
gốc rễ. Mọi công dân đều quan trọng như nhau, không ai bị bỏ lại cả"!❤️
2. Trở
lại chuyện Việt Nam.
Mấy hôm
rồi có cuộc tranh luận khá sôi nổi trên MXH về vụ trường tiểu học Lũng Luông
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Tình cờ
đọc bài của bạn Trần Đăng Tuấn. Tò mò, tôi tìm đọc thêm những bài viết khác.
Tôi
không đi vào chi tiết.
Có bao
nhiêu các cháu học sinh đã học ở 2 trường mầm non và tiểu học Lũng Luông? tiền
tài trợ để xây dựng ngôi trường ấy là tiền gì? cũng như ngôi trường có đẹp hay
không? Đứng ở đâu để nhìn nếu cho rằng trường đẹp? Vân vân.
Tôi tìm
đọc tiếp và biết thêm một số thông tin về ngôi trường cũng như Quĩ trò nghèo
vùng cao và Chương trình Cơm có thịt.
Bên trong một lớp học tại trường tiểu học Lũng Luông huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Trường
học Lũng Luông được xây bằng nguồn tiền tài trợ của Quỹ Phượng Hoàng, được thiết
kế bởi KTS Hoàng Thúc Hào & Công ty thiết kế 1+1>2; dự án được quản lí bởi
Chương trình Cơm Có Thịt của nhà báo Trần Đăng Tuấn.
Giáo sư
Ngô Bảo Châu, chủ tịch danh dự của chương trình Cơm có thịt, là người kêu gọi
nhà tài trợ Quỹ Phượng Hoàng. Châu dịch cuốn “Oscar và bà áo hồng”. Tiền bán cuốn
này, NXB Nhã Nam trích ra để đưa vào Cơm có thịt cho Lũng Luông.
Trên diện
tích xây dựng 1.200 m2, trường có 8 lớp khối tiểu học, 2 lớp mầm non, phòng đa
năng, khu văn phòng, ký túc xá cho học sinh, giáo viên, bếp, vệ sinh, sân vườn
phục vụ nhu cầu học tập cho các em học sinh bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn,
thông gió, chiếu sáng và vệ sinh.
Chuyện
thế thôi.
Trường
Lũng Luông đã khánh thành và đi vào hoạt động. Những người đã bỏ công sức, tiền
bạc xây dựng ngôi trường không PR, quảng cáo, không nói nhiều về những việc họ
đã làm. Họ tiếp tục, tự nguyện những công việc đã theo đuổi. Họ được nhiều người
kính trọng và đáng được tôn vinh.
3. Làm
được như CP Nhật Bản trong câu chuyện chuyến tàu chỉ đón 1 nữ sinh trung học
trên không phải CP nào cũng có thể.
Với
tình trạng hiện nay của chúng ta, điều này là không thể. Tôi không đủ thời gian
tìm và trích dẫn các quyền của trẻ em, các công ước QT mà chúng ta đã tham gia.
Chắc một điều, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á
phê chuẩn Công ước QT về Quyền Trẻ em, ngày 20/2/1990 chỉ 3 tháng sau khi Công
ước này được Đại hội đồng LHQ thông qua cuối năm 1989, theo đó, qui định chi tiết,
trẻ có quyền được đến trường, được đi học, chăm sóc y tế, khám chữa bệnh...và
nhiều quyền khác nữa.
Trường
lớp, cuộc sống hàng ngày của thày trò vùng cao còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn,
nhưng rõ ràng quyền được đến trường, đi học không phụ thuộc vào qui mô 5,10 hay
hàng trăm đứa trẻ. Khi nhà nước vì nhiều lí do (không bàn ở stt này) chưa chăm
lo được đầy đủ đến các vùng xa xôi, hẻo lánh như Lũng Luông và xa hơn, nghĩa cử
của Nhà tài trợ cũng như những việc làm của Chương trình Cơm có thịt là những
hành động vô cùng đáng trân trọng, không nhiều nhóm, nhiều người làm được.
Muốn
làm được những hành động tử tế, phải bắt đầu từ những suy nghĩ tử tế, hướng thiện,
tốt đẹp.
Chỉ có
lũ rác rưởi, ti tiện, khốn nạn, bệnh hoạn mới mang chuyện nhà tài trợ, chuyện dạy
dỗ, chuyện học hành của trẻ người dân tộc ở một vùng xa xôi khó khăn để bỡn cợt,
bỉ bôi, nhạo báng.
Tôi
không có ý định tranh luận ...
Và để kết
thúc, xin trích một câu nói của Karl Marx: “... chỉ có súc vật mới có thể quay
lưng lại nổi khổ đau của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình”.
Vâng,
đúng như qui luật tiến hoá, để biến lũ súc vật thành Người không phải chuyện
ngày một, ngày hai./.
Bui Huy Hoi Bui
HN
14.9.'17.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét