- 10 ngày đầu tiên sống trong hang tối mù, mất liên lạc với bên ngoài, HLV và các cháu lớn tuổi nhất nhường phần ăn mang theo cho các cháu nhỏ nhất.( khi đội cứu hộ chọn đưa ai ra trước thì chọn các cháu lớn vì sức khỏe yếu hơn các cháu nhỏ hơn vì nhường ăn) Các cháu không hoang mang và dựa vào nhau. Anh Nhạ nên sang Thái học cách giáo dục kỹ năng sống, tính cộng đồng, sự đoàn kết yêu thương để về chỉ đạo soạn SGK dạy trẻ trong ch trình phổ thông !
- Khi tìm ra các cháu, ngoài Anh hùng 38 tuổi là đặc nhiệm Hải quân Hoàng gia bị hy sinh, còn 1 BS và 3 lính đặc nhiệm ở lại trong hang cùng các cháu và ra sau cùng. Ngạc nhiên này cũng đáng học lắm.- Chính quyền lo cứu người mà "quên" quy trách nhiệm tại ai. Các bậc phụ huynh chắc không "thương" con nên chả ai gào khóc, chửi bới thằng lớn đầu dẫn con mình vào hang. Trái lại còn biết ơn anh HLV, ca ngợi anh í. Các bậc phụ huynh ở ta nếu có con bị kẹt trong hang như thế sẽ ra sao? ( không cần trả lời nhưng thật lòng tự hỏi và trả lời với chính mình !)
- Giải cứu đến đâu không hô hoán tên tuổi các cháu một cách ầm ĩ mà đưa ngay vào BV để cách ly, giữ bí mật chuyện ai đã ra, ai còn trong hang cũng là một sự bình đẳng đầy nhân văn. Cũng chả thấy người nhà các cháu ầm ầm kéo đến BV tìm xem con cháu mình có trong số được cứu hay chưa. Chả dám khái quát dân Thái thế nào chứ gia đình các cháu rất đáng để học về thái độ trước tai họa.
- Giải cứu xong chả thấy các đơn vị tham gia tranh nhau báo công và tìm nguyên nhân khiến cả nước Thái lo lắng để đổ lỗi.
- Chả ai muốn tai họa nào xảy ra nhưng giải cứu xong thì việc đầu tiên của Chính quyền là PR cái hang để chuẩn bị thành điểm du lịch nổi tiếng mà cả thế giới vừa biết đến tên. Chưa kể truyền thông Thái Lan trong vụ này quảng bá đất nước họ rất khéo và hợp lý.
- Thấy ai, cái gì hay thì phải học thôi chứ nhà cháu không vọng ngoại đâu nhá !
- Khi tìm ra các cháu, ngoài Anh hùng 38 tuổi là đặc nhiệm Hải quân Hoàng gia bị hy sinh, còn 1 BS và 3 lính đặc nhiệm ở lại trong hang cùng các cháu và ra sau cùng. Ngạc nhiên này cũng đáng học lắm.- Chính quyền lo cứu người mà "quên" quy trách nhiệm tại ai. Các bậc phụ huynh chắc không "thương" con nên chả ai gào khóc, chửi bới thằng lớn đầu dẫn con mình vào hang. Trái lại còn biết ơn anh HLV, ca ngợi anh í. Các bậc phụ huynh ở ta nếu có con bị kẹt trong hang như thế sẽ ra sao? ( không cần trả lời nhưng thật lòng tự hỏi và trả lời với chính mình !)
- Giải cứu đến đâu không hô hoán tên tuổi các cháu một cách ầm ĩ mà đưa ngay vào BV để cách ly, giữ bí mật chuyện ai đã ra, ai còn trong hang cũng là một sự bình đẳng đầy nhân văn. Cũng chả thấy người nhà các cháu ầm ầm kéo đến BV tìm xem con cháu mình có trong số được cứu hay chưa. Chả dám khái quát dân Thái thế nào chứ gia đình các cháu rất đáng để học về thái độ trước tai họa.
- Giải cứu xong chả thấy các đơn vị tham gia tranh nhau báo công và tìm nguyên nhân khiến cả nước Thái lo lắng để đổ lỗi.
- Chả ai muốn tai họa nào xảy ra nhưng giải cứu xong thì việc đầu tiên của Chính quyền là PR cái hang để chuẩn bị thành điểm du lịch nổi tiếng mà cả thế giới vừa biết đến tên. Chưa kể truyền thông Thái Lan trong vụ này quảng bá đất nước họ rất khéo và hợp lý.
- Thấy ai, cái gì hay thì phải học thôi chứ nhà cháu không vọng ngoại đâu nhá !
3 nhận xét:
Không một bức ảnh đội bóng Lợn Hoang sau giải cứu bị lọt lên báo chí. Không một câu phỏng vấn nào được thực hiện. Không chi tiết đời tư bị tiết lộ. Và không cả bằng khen nào được trao tặng- đương nhiên.
Đúng là người Thái đang làm quá tốt việc bảo vệ quyền riêng tư cho công dân, nhất là đối với trẻ em.
Bắt đầu bằng một “đề nghị” đưa tin một cách phù hợp về cuộc giải cứu 12 cầu thủ đôi bóng Lợn Hoang theo nguyên tắc “cần phải kín đáo và tôn trọng quyền riêng tư” từ Hội đồng báo chí Thái.
Sau đó là khuyến nghị, đại ý: Mài muốn phỏng vấn con nhà người ta thì trước hết mài hãy đến các bác sĩ tâm lý (và cả tâm thần) để đảm bảo rằng những câu hỏi chúng mài đặt ra thích hợp với nạn nhân, để không tạo ra hiểu lầm, tổn thương bổ sung.
Sau nữa là cảnh báo: Không đào bới thông tin, hình ảnh có thể vi phạm quyền nhân thân và tránh việc “chỉ tay năm ngón” trên các bản tin mà tin tức- Có nghĩa tránh để giang cư mận có thể suy diễn rồi bình luận lăng nhăng.
Chị Đặng Huyền bạn tôi bảo người Thái đã tạo ra một “lằn ranh đỏ” đối với báo chí khi đưa tin về chiến dịch giải cứu.
Nói trên The Nation, phát ngôn viên Bộ Tư pháp cảnh báo rằng Đạo luật Bảo vệ Trẻ em cấm bất cứ ai xuất bản thông tin về trẻ vị thành niên và cha mẹ của họ với mục đích gây thiệt hại.
Kql cho đến thời điểm này, không có bất cứ hình ảnh một cậu bé nào lọt lên báo. Không một câu phỏng vấn nào được thực hiện. Không chi tiết đời tư bị tiết lộ. Và thật chả hiểu ra làm sao, cũng chưa có cái bằng khen hay bì thơ nào được trao tặng.
Thái Lan vừa tuyên bố rồi: Nếu chúng mài tò mò, tao sẽ làm phim cho chúng mài xem. Ha ha. Người Thái quá tài và đó là lý do tại sao một vương quốc phật giáo lại vẫn có thể có Pattaya.
Ở THÁI LAN !
(Chuyện giải cứu đội bóng nhí)
- 10 ngày đầu tiên sống trong hang tối, mất liên lạc với bên ngoài, các cháu không hoang mang. HLV và các cháu lớn tuổi nhất nhường phần ăn mang theo cho các cháu nhỏ nhất (khi đội cứu hộ chọn đưa ai ra trước thì chọn các cháu lớn vì sức khỏe yếu hơn các cháu nhỏ hơn, do nhường ăn).
- Khi tìm ra các cháu, một Anh hùng 38 tuổi là đặc nhiệm Hải quân Hoàng gia bị hy sinh, còn 1 BS và 3 lính đặc nhiệm ở lại trong hang cùng các cháu và ra sau cùng.
- Chính quyền lo cứu người mà "quên" quy trách nhiệm tại ai. Các bậc phụ huynh chắc không thương con nên chả ai gào khóc, chửi bới thằng lớn đầu dẫn con mình vào hang. Trái lại còn biết ơn anh HLV, ca ngợi anh í.
- Giải cứu đến đâu không hô hoán tên tuổi các cháu một cách ầm ĩ mà đưa ngay vào BV để cách ly. Giữ bí mật chuyện ai đã ra, ai còn trong hang cũng là một sự bình đẳng đầy nhân văn. Cũng chả thấy người nhà các cháu ầm ầm kéo đến BV tìm xem con cháu mình có trong số được cứu hay chưa.
- Giải cứu xong chả thấy các đơn vị tham gia tranh nhau báo công và tìm nguyên nhân khiến cả nước Thái lo lắng để đổ lỗi.
- Chả ai muốn tai họa nào xảy ra nhưng giải cứu xong thì việc đầu tiên của Chính quyền là PR cái hang để chuẩn bị thành điểm du lịch nổi tiếng mà cả thế giới vừa biết đến tên. Chưa kể truyền thông Thái trong vụ này quảng bá đất nước họ rất khéo và hợp lý.
Chỉ vài điều đơn giản vậy thôi nhưng VN chả bao giờ học được theo họ.
Ở VIỆT NAM
Nếu chuyện này xảy ra ở Việt Nam, có lẽ bây giờ đã là ngày mở cửa mả cho các cháu. Còn nếu theo 1 kịch bản tích cực hơn, sau khi giải cứu xong lũ trẻ, sẽ:
1. Đưa HLV ra toà vì tội "cố ý làm trái" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
2. Đền bù mệt nghỉ hoa màu cho dân quanh vùng (dân Thái từ chối).
3. Tôn vinh sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị (Thái Lan chỉ ca ngợi vai trò quốc tế và tôn vinh 7 thợ lặn có công nhất).
4. Các lãnh đạo có liên quan và không có liên quan sẽ lập tức xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng từ sáng đến tối để kịp thời ca ngợi sự lãnh đạo sát sao của đảng và nhà nước.
5. Các báo cử người về tận các gia đình 12 cậu bé và HLV để phỏng vấn, viết về đời tư.
6. Các hàng quán quanh vùng sẽ mọc lên như nấm trong 2 tuần đó để phục vụ lực lượng báo chí và những người hiếu kỳ đến xem với giá ở sân bay quốc tế....
7. Cuối cùng sẽ là một khoản quyết toán vào ngân sách có thể là một con số lớn, chừng vài trăm tỉ số tiền đã chi cho chiến dịch giải cứu và liên hoan mừng...
Còn nữa:
- Các thể loại biểu dương khen thưởng bằng khen giấy khen phong tặng này kia sẽ được phát động rầm rộ trong khoảng từ một đến vài tháng.
- Cả xã hội sẽ dấy lên một phong trào quyên góp ủng hộ cho tất cả các cháu trong đội bóng được giải cứu.
- Ở các trường học sẽ tổ chức một đợt học tập và làm theo những tấm gương dũng cảm ngoan cường, xả thân vì người này, người kia, nầy nọ.
- Địa phương nơi có cái hang động kia sẽ lập tức lên kế hoạch đưa các đoàn khách du lịch hoặc lãnh đạo các địa phương khâc về tận cái hang đó để vừa là tham quan du lịch, vừa học tập rút kinh nghiệm abcd....
Đăng nhận xét