Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

''Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử''



Hát cho những người ngã xuống và viết cho những người còn sống.
Lịch sử được ghi lại bằng giấy và bút nhưng lại được viết nên từ máu và xương. Thế hệ hậu bối của đất nước này xin gửi lời tri ân chân thành đến những chiến binh đã dành cả đời người để cống hiến cho đất nước. Tôi sẽ không gọi họ là những cựu chiến binh nữa, đối với tôi, những người ngã xuống, hoặc mất đi một phần thân xác, một phần thanh xuân ở tuổi 18, 20 mãi mãi là những chiến binh bất tử. ''Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử'' là những chữ mà liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh đã khắc lên súng của mình, ông và hàng ngàn đồng đội khác của mình đã ngã xuống trong giai đoạn sau năm 1979, một giai đoạn bị lu mờ bởi năm 1979 nhưng độ ác liệt và đẫm máu gì lại không thể kể siết.
Hôm nay là ngày giỗ trân chung của toàn sư đoàn 356 (Nay đã bị xóa phiên hiệu), là ngày giỗ của 593 chiến sĩ đã ngã xuống từ ngày 30-6 đến 23-7[1] trong chiến dịch tái chiếm điểm cao 685 và bình độ 300, 400[2]. Ở bài viết này sẽ không kể về trận đánh, cũng không tường thuật nó, bởi vì, hôm nay là một ngày thiêng liêng.
***---***---***
Chỉ là đôi dòng tản mạn vậy.
Hình ảnh người lính già ôm cây ghi ta vừa hát vừa khóc trên những hàng mộ của đồng đội mình sẽ mãi ám ảnh những người đang sống. Người lính ấy hát cho người đang sống và hát để tưởng nhớ những người đã khuất. Không biết sau này, độ 20-30 năm nữa, khi những cựu chiến binh cuối cùng cũng đi theo đồng đội của họ vì tuổi già, thì con cháu chúng ta có bị lung lay bởi những con kền kền hám tiền không nhỉ? Chúng sẽ tự hỏi: ''Ô, vì mấy mét đất mà đánh đổi bằng gần 600 mạng người và hơn 800 người bị thương, liệu có đáng?'' Đáng chứ, rất đáng, dù là 1 cm đất của tổ quốc thôi, cũng phải dành lại, dù mỗi mét đất lại là một nấm mồ cũng phải dành lại, đó đâu chỉ là vài mét đất, đó còn là xương máu của cha ông cả ngàn năm, hết lớp này đến lớp khác, vậy thì dẫu biết rằng mình sẽ nằm lại đó thì cũng mỉm cười mà mản nguyện. Những thế hệ chúng ta, vẫn còn đang đau đáu ngoài đó nỗi đau mang tên: Gạc Ma , Hoàng Sa.
***---***---***
Đôi dòng ngoài lề:
Hỏi: Bọn mày Viết sử làm thế này được lợi gì không: tiền, danh tiếng?
Đáp: Thứ nhất , thứ mà bản thân mình khinh nhất đó là những kẻ cầm đồng tiền nhơ bẩn mà chà đạp lên chính mộ cha ông của chúng nó. Thứ 2, bọn mình không phải là người viết sử, cũng chẳng phải sử gia, chỉ là những người Truyền tải lịch sử đến thế hệ sau như bao bậc tiền bối đi trước, lịch sử và ngôn ngữ chính là thứ giúp một dân tộc trường tồn.
CCB mặt trận Vị Xuyên thắp hương tưởng niệm đồng đội trong ngày giỗ trận Sư đoàn 356, ngày 12-7. 
Các anh sẽ còn sông mãi trong lòng dân tộc

Hỏi: Làm thế nào để có thể học giỏi lịch sử?
Đáp: LỊCH SỬ LÀ ĐỂ CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM VÀ TẤM LÒNG CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ ĐỂ HỌC THUỘC LÒNG''
Và điều cuối cùng: Một nữa cái bánh mỳ thì vẫn là bánh mỳ nhưng một nữa của sự thật thì lại là sự giả dối.

[1]:Mình đã trao đổi và tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu, và đặc biệt đã hỏi bác Thắng Còng về chuyện này, các báo và các trang mạng đăng mình ngày 12/7, chúng ta hi sinh 600 chiến sĩ là sai, mà đó là số hi sinh nằm trong một chiến dịch.
[2]: theo QSVN.
Bài viết cuối cùng của #HUST

Không có nhận xét nào: