Chuyện bây giờ mới kể
Hôm qua, nhà báo Bùi Thế Vịnh, bạn đồng môn với tôi hồi ở Khoa Ngữ Văn, đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên là Tổng biên tập báo Điện ảnh kịch trường gọi tôi cười phó lớ rồi hỏi :
Ông còn nhớ cái hồi 1998, tại một buổi giao ban báo chí của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương do bác Hữu Thọ chủ trì không?
Tôi hỏi, về chuyện gì vậy ?
Anh Vịnh kể :
Tôi vẫn không quên cái hôm đó ( anh Vịnh khi đó là chuyên viên Vụ báo chí Bộ VHTT ), báo Thanh niên nhà ông bị đưa ra mổ xẻ vì có một bài viết đại để có cái tít là : "Ngành giáo dục Hà Giang không bằng trình độ một học sinh cấp 1". Trưởng ban Hữu Thọ có nói đại ý rằng đưa cái tít đó là không chấp nhận được vì nó đụng chạm tới cả ngành giáo dục của một tỉnh, nhất là đó lại là tỉnh miền núi, nghèo khó và lạc hậu. Tôi đọc thì hiểu, đúng là có chuyện thật đấy. Nhưng báo Thanh niên và các báo phải rút kinh nghiệm khi đặt tít. Một phần cũng cần lưu ý, có một số tỉnh miền núi hiện nay, xét về năng lực cán bộ cũng có những hạn chế, nên thông cảm và góp ý để họ sửa chữa .
Theo tôi biết, ở thời điểm hiện giờ, Hà Giang vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Được biết, tỷ lệ hộ đói nghèo còn quá cao( 6 trong tổng số 11 huyện của tỉnh miền núi phía Bắc này thuộc diện" huyện nghèo đặc biệt khó khăn".Ông còn nhớ cái hồi 1998, tại một buổi giao ban báo chí của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương do bác Hữu Thọ chủ trì không?
Tôi hỏi, về chuyện gì vậy ?
Anh Vịnh kể :
Tôi vẫn không quên cái hôm đó ( anh Vịnh khi đó là chuyên viên Vụ báo chí Bộ VHTT ), báo Thanh niên nhà ông bị đưa ra mổ xẻ vì có một bài viết đại để có cái tít là : "Ngành giáo dục Hà Giang không bằng trình độ một học sinh cấp 1". Trưởng ban Hữu Thọ có nói đại ý rằng đưa cái tít đó là không chấp nhận được vì nó đụng chạm tới cả ngành giáo dục của một tỉnh, nhất là đó lại là tỉnh miền núi, nghèo khó và lạc hậu. Tôi đọc thì hiểu, đúng là có chuyện thật đấy. Nhưng báo Thanh niên và các báo phải rút kinh nghiệm khi đặt tít. Một phần cũng cần lưu ý, có một số tỉnh miền núi hiện nay, xét về năng lực cán bộ cũng có những hạn chế, nên thông cảm và góp ý để họ sửa chữa .
Chuyện của năm 2009 xảy ra trên đất Hà Giang khi có vị hiệu trưởng mua bán dâm học trò là trẻ vị thành niên đã làm náo loạn cả nước. Năm 2011 toà các cấp xét xử, ông Sầm Đức Sương, hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm, Vị Xuyên bị két án 9 năm tù giam.
Tiếc rằng do chúng ta mang tư tưởng hữu khuynh, sợ làm đến cùng sự việc thì xấu mặt lãnh đạo địa phương cơ sở, sợ" làm vậy thì hết cả người lãnh đạo", thế là phiên toà khép lại không xử tiếp theo lời khai có cả bằng chứng khó cãi về hơn chục vị lãnh đạo to bự, từ Chủ tịch tỉnh đến lãnh đạo sở, huyện dính vào chuyện mua dâm do chính tú ông Sầm Đức Sương môi giới, nịnh cấp trên và mấy học trò của ông ta thì trợ sức, ăn phần trăm môi giới.
Ngày đó, giá như các cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ với loạt bài rất kiên trì của báo Người cao tuổi do anh Kim Quốc Hoa TBT kiên trì đeo đuổi thì tốt vô cùng. Tiếc thay, tờ báo này nghe nói sau vụ đó cũng bị phạt này nọ thì đúng là chúng ta rất đáng trách.
Đây có lẽ là bài học cho tư tưởng né tránh, không dám đương đầu với sự thực như hôm nay Đảng và Nhà nước đã và đang quyết liệt làm và đã phanh phui ra rất nhiều bê bối. Công lao này rõ ràng phải trông vào bàn tay sắt của người đứng đầu Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu không thì quả là rất khó.
Tôi hy vọng lần này, với không khí chống tiêu cực, tham nhũng quyết liệt hiện nay, vụ nâng khống điểm thi THPT Quốc gia sẽ được phanh phui tới tận cùng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lẽ đã linh cảm chuyện Hà Giang nếu để họ tự vào cuộc cho nên yêu cầu bộ Công an trực tiếp làm là rất chính xác.
Nhân vật Vũ Trọng Lương, phó phòng Khảo thí của sở GD ĐT Hà Giang đã làm một việc tày đình. Ông ta vô tình đào mồ chôn cả thành quả giáo dục của nước nhà cũng như vô tình hé ra rất nhiều lỗ thủng, những điểm yếu chí mạng và tệ hại trong ngành giáo dục Việt Nam trong phút chốc. Cần phải nghiêm trị thật nặng trước pháp luật. Đó là tội tước đoạt quyền được học của những em học sinh khác trên cả nước !
Sau Hà Giang sẽ là những tỉnh nào ?
Phải làm tới cùng và xử bằng pháp luật nghiêm khắc nhất có thể. Nếu không thì sang năm trong ngành này sẽ còn tái phạm nghiêm trọng gấp cả trăm lần thế này bởi họ thấy xử nhẹ là họ sẽ làm tới.
Sẽ có biết bao học trò thi mà chịu cảnh thiệt thòi chỉ do những kẻ lộng quyền tới mức không còn biết ai ở đời ?
Tôi đề nghị bộ Công an, bộ GD ĐT phải trực tiếp vào cuộc, rà soát lại quy trình để sang năm không thể bị lợi dụng dù muốn, dù không sợ ...
Tôi đề nghị bộ Công an, bộ GD ĐT phải trực tiếp vào cuộc, rà soát lại quy trình để sang năm không thể bị lợi dụng dù muốn, dù không sợ ...
Xin đừng để CA tỉnh đứng ra điều tra đơn phương, họ dễ nể nang nhau và sẽ không đi tới cùng sự việc được. Tôi tin rằng trong số 114 thí sinh nói trên, không ít cháu là con quan chức của tỉnh. Tiêu cực, nhận hối lộ là đây chứ đâu ! Hối lộ cấp trên cũng là cách này chứ sao ! Người ta còn hối lộ bằng tình kiểu như ngày nào ở tỉnh này với cấp trên còn bị ỉm đi, đâu xử !
Quốc Phong
1 nhận xét:
BỘ TRƯỞNG NHẠ
Nói công bằng, ngành giáo dục có rất nhiều sai sót trước khi có bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Nhưng, chưa bao giờ thê thảm như thời của ông. Vì sao?
Một tư lệnh cần cả năng lực, tâm lực lẫn uy lực. Tôi hoàn toàn không tìm thấy ở ông điều đó. Nhất là không có quyết sách nào ghi dấu ấn cá nhân. Điều tiên quyết khẳng định tầm vóc một chính khách.
Không phải đổ lỗi tất cả cho ông. Nhưng sự bệ rạc của giáo dục hôm nay, có hình bóng của ông. Vì nữa, đối với một tư lệnh mà tác phong ăn nói còn không chuẩn, làm sao cấp dưới nể sợ.
Thượng bất chính, hạ tất loạn. Trên làm sao thì dưới hao hao làm vậy. Đến nước điều giáo viên tiếp khách, đến nước ăn cắp cả hộp bài thi gốc, tức là giáo dục thành địa hạt lục lâm thảo khấu, vô pháp vô thiên. Nó dự báo rằng, một khi ông còn ngồi ghế bộ trưởng, sự tồi bại sẽ còn gia tăng.
Những nỗ lực của ông, cũng chỉ hăm hăm bảo vệ cho mình. Nói như một cái máy vô hồn, rỗng tuếch. Miễn sao cố xua hậu quả đi xa trách nhiệm của mình.
Là một bộ trưởng, có nghĩa ông là thầy của tất cả. Và ông đang truyền dạy tấm gương ích kỷ, tư lợi, thủ đoạn và bất chấp cho bao nhiêu con người, từ cô thầy đến học trò.
Khi cứ cố mặc một chiếc áo quá rộng, người ta đâu còn thấy gì nữa và vấp ngã. Cái vấp ngã của giáo dục là domino vì nó là môi trường truyền thụ nhân cách. Cái hỏng của một con người có thể dẫn đến cái mục ruỗng của một ngành, thậm chí một thế hệ.
Không chỉ tổn thương giáo dục, nguồn năng lượng tiêu cực mà Phùng bộ trưởng gieo vào xã hội, là quá lớn.
Có rất nhiều cách để cống hiến cho xã hội. Kể cả là im lặng nếu biết hành động của mình có thể gây phương hại cho nó.
Và vì thế, ông nên dừng lại. Biết dừng đúng lúc để gìn giữ cho mình và người xung quanh. Đó mới là tâm thế của người làm giáo dục, người có nhân cách.
Tôi hoàn toàn không ác cảm với bộ trưởng Nhạ. Nhưng tôi thật sự lo lắng cho những đứa trẻ phải ở trong môi trường giáo dục dưới bàn tay của ông, trong đó có con tôi. Càng kéo dài, tương lai càng hỗn loạn, tăm tối.
Với ông, từ chức là yêu nước. Thưa bộ trưởng Nhạ !
Đăng nhận xét