Vừa rồi nhân vào mạng tìm hiểu về cố bộ trưởng Trần Quốc Hoàn tôi có đọc được một bản tin mà tôi hết sức bàng hoàng. Tôi không thể tin là điều này có thể là sự thật. Tôi đã theo địa chỉ của bài báo đăng, vào 1080 hỏi số điện thoại của người kể ra câu chuyện kinh hoàng này với hy vọng mong manh xác minh sự thật. Bởi năm 2006 khi ông kể chuyện này, ông đã có 91 "mùa xuân". Theo như mô tả của tác giả bài báo “Ở tuổi 91 nhưng ông vẫn khỏe và minh mẫn”, nhưng đã 5 năm trôi qua, biết đâu…Trả lời tôi trên điện thoại là tiếng một người phụ nữ. Qua thăm hỏi tôi được biết ông Huỳnh Ngự đã mất một năm sau đó tại Nha Trang - Khánh Hòa, thọ 92 tuổi.
Câu chuyện tối mật mà ông Huỳnh Ngự kể đã được ông giữ kín hơn 40 năm. Tôi có hỏi người phụ nữ rằng, cô có biết và ông Ngự có kể về điều báo đăng không? Cô trả lời rằng không. Tuy hỏi thế nhưng tôi cũng đoán được câu trả lời.
Câu chuyện như sau (*):
Đầu những năm 60, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn có âm mưu chống phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Chúng cho nhiều toán gián điệp, biệt kích xâm nhập miền Bắc bằng đường không và đường thủy. Do biết trước được ý đồ của địch, ta đã lập nhiều chuyên án đấu tranh làm thất bại âm mưu của địch. Để đối phó với địch xâm nhập bằng đường không, ta đã mở chuyên án đầu tiên mang bí số PY27.
Là một chuyên án được tiến hành trong gần 6 năm, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, đứng đầu là Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn. Chuyên án hoạt động trên địa bàn rừng núi hiểm trở, với nhiều tình huống nghiệp vụ phức tạp, số lượng đối tượng nhiều, thời gian đấu tranh dài. Nhưng Lực lượng An ninh đã thể hiện tinh thần mưu trí, dày dạn kinh nghiệm, phát huy sáng tạo trong chiến thuật đấu trí, đấu pháp với cơ quan tình báo Mỹ - ngụy, đã giành thắng lợi toàn diện.
...Ông tâm đắc nhất là những quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn về việc vận dụng chính trị trong giải quyết tình huống nghiệp vụ trong các vụ án. Có những việc bây giờ mới kể ra được. Như chúng ta đã biết, giải quyết một vụ án phải đạt ba yêu cầu là: nghiệp vụ, pháp luật, chính trị. Về mặt nghiệp vụ và pháp luật, đương nhiên có vai trò quyết định, nhưng mỗi tình huống nghiệp vụ lại đòi hỏi vận dụng chính trị vô cùng tinh tế, uyển chuyển và linh hoạt.
Trong chuyên án này có 3 sự kiện cần vận dụng chính trị mà Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn là người trực tiếp chỉ đạo, đem lại kết quả cao, được Hồ Chủ tịch phê chuẩn, đó là:
1-………
2- Bọn gián điệp biệt kích sau khi nhảy dù xuống bị ta bao vây nhưng chưa bắt được. Khi đó lương thực bọn chúng đã ăn hết, nên bọn chúng giết một tên trong đồng bọn để ăn, rồi chôn xương trên núi. Khi bắt đồng bọn, ta thấy thiếu một tên (do ta biết trước) hỏi chúng khai nhận, ta xác minh là chúng đã giết nhau để ăn thịt. Ý định của các anh em trong chuyên án công khai để tố cáo tính man rợ của kẻ địch. Nhưng quan điểm Bộ trưởng không nên. Vì bản chất thằng địch man rợ rồi, đói quá chúng ăn thịt nhau thôi. Hơn nữa vụ việc xảy ra trên đất miền Bắc, nếu công khai có lợi gì. Mặc dù tất cả hành vi của bọn chúng thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ án, nhưng khi xét xử không hề nhắc tới chuyện này.
3-.................
Tôi không tin câu chuyện này có thật nên tôi đã hỏi để xác minh như đã kể ở trên. Tôi cũng đã hỏi một cựu đại tá công an, người đã làm việc cùng với Bộ trưởng Hoàn. Ông xác nhận chuyện đó là có thật, ông đã được nghe phổ biến như thế. Khi tôi nói tôi không tin, vì lính biệt kích có thể ăn lá hoặc củ rừng để sống? ông bảo chuyện này xảy ra ở Khu 4. Ông còn nói thêm rằng chính cụ Hồ đã quyết định không nêu chuyện này ra công luận.
Tôi vẫn không tin là chuyện này có thật tại VN. Thời nạn đói 1945 người ta còn không ăn thịt đồng loại, huống hồ lại ăn thịt đồng đội mình, lại trong hoàn cảnh bị bao vây như vậy, lại còn phải nấu nướng, khói lửa...
Nhớ khi cuốn "Bê trọc" của Phạm Việt Long xuất bản, có một số cựu lính biệt kích cũng đã phản ứng khá gay gắt với đoạn trong sách tả lính biệt kích đã bắt, hãm hiếp và giết thủ tiêu một cô giao liên VC. Lý do của họ đưa ra là lính biệt kích phải bảo đảm "đi qua không để lại dấu vết gì". Nay làm thế khác nào "lạy ông tôi ở bụi này". Chuyện vô lý.
Tại sao cụ Hồ và bộ trưởng Hoàn không cho đăng thông tin trên? Theo tôi vì cả hai đều tin rằng chuyện này không có lý, nói ra chẳng ai tin lại có thể bị phản tuyên truyền, nên tốt nhất là không đưa ra. Nhưng tại sao giờ (năm 2006) báo CAND lại đưa ra?
Vào google tìm, ta có thể thấy chuyện ăn thịt người đã từng xảy ra ở các bộ tộc thời xa xưa...Tuy vậy chuyện này lại đã từng xảy ra ở Trung Quốc trong những năm 60 của thế kỷ trước. “Mao Trạch Đông - ngàn năm công tội” là cuốn Hồi ký của Tân Tử Lăng, cán bộ giảng dạy Đại học quân chính, Đại học quốc phòng, Học viện quân sự cao cấp Trung Quốc. Sách đang được bày bán công khai ở các hiệu sách trên đường Đinh Lễ và Tràng Tiền, Hà Nội. Bản dịch của Việt Nam thông tấn xã. Trong sách có nhiều tư liệu độc đáo, xin được trích ra một đoạn từ Chương 18 & 19 để các bạn tham khảo:
(nếu yếu tim xin đừng đọc)
“Theo lời Trịnh Đại Quân, nguyên cán bộ Ban công tác nông thôn Huyện Sùng Khánh, Đội sản xuất trên có 82 hộ, 491 nhân khẩu, chỉ trong một năm từ tháng 12/1959 đến tháng 11/1960, đã có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi ở nơi này. 83% số gia đình ở đội này từng ăn thịt người. Chuyện đau lòng đó diễn ra trong bối cảnh lương thực hết sạch, mọi người từng nhiều ngày phải ăn giun dế, côn trùng, lá cây, vỏ cây, cỏ dại và cả đất thó. Kế toán Vương Giải Phóng là người đầu tiên phát hiện vụ ăn thịt trẻ con.
Hồi đó, tuy nhà ăn tập thể thực tế đã ngừng hoạt động vì không còn lương thực nữa, nhưng lệnh cấm các gia đình nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là phạm pháp. Đêm ấy, đến lượt Vương cùng 2 người khác đi tuần. Các mái nhà phủ trắng tuyết đầu mùa sáng hẳn lên khi vầng trăng nhô ra khỏi đám mây, nhóm tuần tra phát hiện một dải khói mỏng toả ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa. Họ chia nhau bao vây vu hồi, rồi đồng loạt bấm đèn pin nhảy vào nhà, nổ một phát súng cảnh cáo: “Tất cả ngồi im!”
Đèn dầu được châm lên, nhà Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, còn lại 6 người, nhưng lúc này chỉ thấy có 5. Thành viên thứ 6 là bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị giết hại, xẻ ra lấy thịt, đang luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm dây trói can phạm, Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài, ăn ngấu nghiến. Khi cả 5 người lớn bị trói thành một xâu đưa về trụ sở Đại đội sản xuất, trời đã sáng bạch. Cán bộ lãnh đạo địa phương sau khi nghiên cứu cân nhắc, đã quyết định ỉm vụ này đi, vì sợ bị kỷ luật. Sau một ngày bị giam giữ, cả nhà Mạc Nhị Oa lại được tha. Dân làng bàn tán, cho rằng chính phủ ngầm cho phép ăn thịt trẻ con.
Thế là nạn ăn thịt trẻ con lan tràn, do “trọng nam khinh nữ”, họ chỉ ăn bé gái, giữ lại bé trai. Không những ăn thịt, mà còn nghiền vụn xương đầu và tay chân ăn cho bằng hết. Kẻ nhẫn tâm thì làm thịt con ngay tại nhà mình. Kẻ mềm yếu hơn thì “gạt nước mắt đánh đổi với hàng xóm”, trao con mình cho người khác ăn, mang con người khác về làm thịt. Một số xã viên “nhìn xa trông rộng”, đã đi bắt cóc trẻ con vùng lân cận về ăn, hoặc gài bẫy trẻ con như bẫy thú, kể cả việc sử dụng một loại thuốc nổ xưa kia dùng để bẫy sói, trẻ con nhặt được chiếc “kẹo” có mùi vị thơm ngon, cho vào miệng nhai liền phát nổ, đầu mặt tan tành, khi gia đình hay tin tìm đến, thì chỉ còn lại vũng máu.
Văn Nga
P/S:Tôi xin lỗi nếu bài đăng này gây cảm giác bất an cho bạn.
Việt Minh.
3 nhận xét:
Chắc cho đến bây giờ CA VN cũng đang vận dụng tối đa "mỗi tình huống nghiệp vụ lại đòi hỏi vận dụng chính trị vô cùng tinh tế, uyển chuyển và linh hoạt" trong các vụ án hình sự và chính trị tại VN?
CHV HN
Tôi đã đọc "Bê trọc", không có chi tiết nào nói về chuyện lính biệt kích bắt, hãm hiếp cô gái miền núi. Có lẽ chi tiết này xuất hiện trong phim "Nhật ký chiến trường" dựa theo "Bê trọc" - các nhà làm phim đã hư cấu nên chi tiết này, làm cho bạn đọc hiểu nhầm tác phẩm văn học
Thật tởm! đó là câu chuyện của ông Huỳnh Ngữ, cũng như bản thân ông ấy là một kẻ khát máu của lũ cộng sản kể cả TC và BC đều như nhau. tất cả bọn chúng đều là những quái vật.
Đăng nhận xét