Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Chuyện về tượng

    Xây dựng tượng đài như là một tác phẩm nghệ thuật thật khó. Giới nghiên cứu và phê bình mĩ thuật đều có chung một nhận định: các nhà điêu khắc của Việt nam chúng ta đang nợ nhân dân những tượng đài đẹp và có tính thẩm mĩ cao, đáp ứng được mong mỏi của mọi người. Tượng đài mẹ việt nam anh hùng lấy nguyên mẫu là mẹ Thứ đang gấp rút hoàn thành phần tỷ lệ 1:1 để lấy ý kiến nhân dân cũng không là ngoại lệ.

    Theo quan điểm của nhiều người, vấn đề xây dựng tượng đài không phải là tiền, mà chính là tác phẩm nghệ thuật, to hay bé đôi khi cũng không quan trọng bằng cái ngôn ngữ biểu đạt tác phẩm của người nghệ sĩ . Tượng đài có tính thẩm mĩ cao, cô đọng trong biểu đạt, và chuyển tải những thông điệp của thời đại sẽ làm cho tượng đài có sức sống mạnh liệt và trường tồn với thời gian.

   Tựu trung lại vẫn phải quay lại tâm và tầm của các nhà điêu khắc chúng ta.


Nhân chuyện về tượng đài "Mẹ VN anh hùng", tôi xin kể một vài mẩu truyện nhỏ về tượng ở Matxcơva ... hầu bạn đọc.


   Theo con số thống kê chính xác của Uỷ ban Thành phố về tượng đài, Matxcơva có tất cả 458 bia, phù điêu, tượng bán thân và tượng toàn thân của các danh nhân, trong số đó có nhiều tác phẩm đầy mâu thuẫn và đôi khi ngộ nghĩnh, gây cười...

Tượng nhà văn vĩ đại F.M.Dostoevsky trên phố Vozdvigienka,
 cạnh Thư viện Lênin-“tượng bệnh trĩ Nga”


Tượng Dostoevski - tuyệt tác của nhà điêu khắc S. D . Merkurov

Tượng khác của Dostoevskyi đặt ở Baden-Baden 


   Ví dụ, bức tượng nhà văn vĩ đại F.M.Dostoevskyi trên phố Vozdvigienka, cạnh Thư viện Lênin, được đặt tại đây nhân kỷ niệm năm thành phố Matxcơva tròn 850 tuổi. Dân thành phố đặt cho bức tượng này hỗn danh “tượng bệnh trĩ Nga”.Thậm chí nhiều nhà chuyên môn cũng có chung nhận xét rằng nhà văn được thể hiện với một vẻ đau đớn mà không hiểu nguyên nhân vì sao – ông đau khổ vì số phận nước Nga hay vì đang đau bụng.

Trong khi đó thành phố đã có một tượng đài khác của nhà văn vĩ đại này trên con phố mang tên ông, gần bệnh viện từ thiện Marinin dành cho người nghèo, nơi ông được sinh ra. Ngay gần đấy là căn hộ của nhà văn, nay đã trở thành bảo tàng. Đầu tiên, tuyệt tác của nhà điêu khắc S. D . Merkurov được đặt ở Đại lộ Svetnưi (năm 1918), sau đó được chuyển đến vị trí hiện nay vào năm 1937. “Tác phẩm của nhà điêu khắc Merkurov, khác hẳn với bức tượng trên phố Vozdvigienka, là một tuyệt tác.” – Nhà sử học Gennady Kholmanckikh nhận xét. “Có những tượng đài dành cho quảng trường, nhưng cũng có những tượng đài cho các không gian nhỏ. Mà đây chính là một tượng đài dành cho không gian nhỏ”. Đúng như vậy, kích thước nhỏ gọn của bức tượng này hài hoà một cách lý tưởng với không gian xung quanh, và vì thế càng không hiểu tại sao thành phố lại cần thêm bức tượng ở Vozdvigienka

Một bức tượng khác của Dostoevskyi đặt ở Baden-Baden (ảnh trên) cũng gây nhiều tranh cãi. Có thể nó nói về chuyện Dostoevsky bị nghiện trò chơi roulette tại đây. Năm 1863, ông thua sạch sành sanh tại đây. Tháng Tư năm 1867, 5 tuần liên tiếp chơi ở sòng bạc và người ta nói rằng ông đã thua bài là nhẫn cưới của vợ ông. Chắc là ông thua sạch nên mặc tạm chiếc áo khoác của vợ. Còn vì sao ông đứng trên hòn đá tròn thì để các bạn giải thích giùm.

Tượng Gogol


Tượng N.V. Gogol của nhà điêu khắc N.A. Andreev.
 Theo Stalin -  “không thích hợp với không khí lạc quan thời hậu chiến”.



Tượng mới Gogol của nhà điêu khắc N.V. Tomsky  
“đang nhìn thế giới xung quanh một cách hài lòng”.
Câu chuyện xung quanh tượng đài N.V.Gogol cũng rất lôi cuốn. Năm 1909, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn, người ta đã tổ chức cả một loạt các cuộc thi. Cuối cùng, nhà điều khắc N.A. Andreev có vinh dự được nhận trọng trách này, và ông đã hoàn thành xuất sắc công việc. Tác phẩm của ông hiện nay được đánh giá là một trong những tượng danh nhân đẹp nhất thành phố. Bức tượng được đặt trên Đại lộ Gogol cho đến năm 1951, trước khi Stalin ra quyết định phá huỷ nó , chỉ vì lãnh tụ cho rằng tác phẩm của N.A. Andreev “không thích hợp với không khí lạc quan thời hậu chiến”. Người ta dời bức tượng khỏi vị trí cũ, đưa về sân Thư viện Gogol trên đại lộ Nikitsky, nơi sinh thời nhà văn đã ném tập 2 “Những linh hồn chết” vào lửa. 

  Ở vị trí cũ trên đại lộ Gogol, nhà điêu khắc N.V. Tomsky nhận trọng trách dựng một tượng mới của nhà văn, “đang nhìn thế giới xung quanh một cách hài lòng”. Tomsky hoàn thành trách nhiệm của mình, và cho đến nay Gogol tươi cười, tràn đầy sức sống đứng đó, bên trên tấm bảng với dòng chữ “Chính phủ Liên Xô dựng cho một nhà văn vĩ đại”. Thế nhưng không hiểu từ bao giờ đám thanh niên lại gọi chỗ đó là “quảng trường ngài Gogol” một cách đầy châm biếm. Tuyệt tác của N.A. Andreev thích hợp với vị trí đó hơn nhiều: Một Gogol đầy suy tư, cúi đầu nhìn đám đông trên Đại lộ mang tên ông. Vì lệnh của Stalin mà người ta phải chuyển nó về vị trí mới, nhưng không hiểu tại sao ngày nay không ai nghĩ đến việc trả nó về chỗ cũ vốn được dành cho nó.

Tượng Lermontov không phải là tượng đài

Tượng Lermontov trong Công viên Nghệ thuật.

Tượng M.I.Lermontov của  nhà điêu khắc I.D. Brodsky 
   Tượng M.I.Lermontov được nhà điêu khắc I.D. Brodsky dựng tại một vườn hoa nhỏ trên quảng trường mang tên nhà thơ vào năm 1965. Người ta dựng tượng nhà thơ tại đây không phải là không có chủ định. Không phải ai cũng biết rằng ngày trước ở đây có ngôi nhà của tướng F.N. Tol, là nơi sinh của nhà thơ. Bức tượng mô tả nhà thơ nổi tiếng mặc áo khoác dài, mắt nhìn ra xa xăm. Nhưng ở Matxcơva còn một tượng Lermontov khác nữa, rất đẹp và sống động, nhưng lại không mấy người biết đến. Đó là bức tượng Lermontov trong Công viên Nghệ thuật. Nhà thơ trẻ ngồi xoải tay thoải mái trên ghế băng, giữa các tượng ... Lênin, Bregiơnev và Esenin(!). Tuy nhiên, khó có thể coi tác phẩm điêu khắc của O.K. Komov là một tượng đài. Để được chiêm ngưỡng bức tượng nhà thơ tràn đầy niềm vui và ánh nắng này, người ta phải trả 40 rúp tiền vé vào cửa.

Tại sao Lenin cần bánh xe?


Chỉ riêng ở Matxcơva đã từng có tới 70 tượng Lênin, 130 bia và các phù điêu khác. Trong cơn bão chính trị hồi thập kỷ 90 một số lớn đã bị phá huỷ, nhưng hiện nay thành phố vẫn còn lại tổng cộng 68 tượng và bia. Kiểu nào cũng có: đang ngồi, đang đứng, đội mũ, đọc báo, ngồi bên cạnh N.K. Krupskaya, thậm chí đứng trên bốn bánh xe...

Đài tưởng niệm Lenin trên quảng trường nhà ga xe lửa Phần Lan 
đã bị bom phá hỏng.
Đài tưởng niệm Lenin trên quảng trường nhà ga xe lửa Phần Lan
 trước khi bị bom phá hỏng.

Ngày 1 Tháng 4 năm 2009, 4h30 sáng tại St Petersburg Đài tưởng niệm Lenin trên quảng trường nhà ga xe lửa Phần Lan đã bị bom phá hỏng. Cảnh sát đưa ra nhiều nghi vấn. Giả thuyết rằng Lenin phá vì lý do chính trị (Hãy nhớ rằng, những người cộng sản đã nói rằng các hành động là nhằm chống lại Đảng Cộng sản).

Bức tượng Lenin - "người tuyết"
 trong Công viên Nghệ thuật
Bức tượng Lenin của nhà điêu khắc A. Kibalchikov dựng năm 1967 ở ga Yaroslav,
trông cứ như ông đang rao bán chiếc áo khoác mình đang mặc.

 Có những bức được tạo hình rất xấu, ví dụ như bức tượng trong Công viên Nghệ thuật, trông thô vụng như một người tuyết trẻ con nặn. Ở đây còn một tượng Lênin thời trẻ, nhưng nếu nhìn bức tượng thì chẳng mấy ai nhận ra lãnh tụ vô sản vĩ đại.

Người ta dựng tượng Lênin ở khắp nơi. Hầu như sân ga nào cũng có một Lênin đứng đón và tiễn hành khách. Buồn cười nhất là bức tượng của nhà điêu khắc A. Kibalchikov dựng năm 1967 ở ga Yaroslav, trông cứ như Người đang rao bán chiếc áo khoác mình đang mặc.

Tại Kyzminki có một bức tượng Lênin đứng thẳng, một tay cho vào túi áo vét. Nếu nhìn kỹ, người ta sẽ nhận ra hình như cái bục hơi nhỏ so với bức tượng. Hoá ra đó vốn là phần chân đế của tượng Sa hoàng Nicolai I. Chủ nhân thực sự của cái bục đó đã bị Lênin thay thế...

Tuy vậy hiện nay cũng có người quan tâm đến tượng Lê Nin. Anh Dmitry Kudnov đã mất một thời gian dài sưu tầm, chụp ảnh tượng Lenin. Anh cho biết hiện còn 87 tượng và bia còn tồn tại và có ảnh chụp. Khi được hỏi: Rỗi hơi sao lại đi sưu tầm chụp ảnh rồi ghi chép thống kê lại tượng Lenin? Anh trả lời: Vâng, ai đó thu thập tem hoặc phù hiệu, còn tôi thi Lenin. Lenin tôi không tiếc, còn đài tưởng niệm ông, tôi coi đấy là một phần rất thú vị của lịch sử và văn hóa.Và để không bị lãng phí, tôi sẽ, tất nhiên, trên cơ sở của các tài liệu để làm cho một cuốn sách hay album.

Và ... ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng có tượng Lenin. Tuy nhiên từ lâu trong dân gian cũng có truyền miệng bài thơ, chắc từ thời còn "bao cấp", nhiều người biết:
Ông Lê Nin ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này?
"Ông Lê Nin ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này?
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
Tự do hạnh phúc chúng mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì!"

Tượng đài "Chiến thắng Điện Biên Phủ" với nhiều tai tiếng.


Tượng HCM tại bến Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Tượng Thánh Gióng ở Sóc Sơn 

 Việt Minh

**************************************************

Tin liên quan:

Nhiều ý kiến thẳng thắn và sôi nổi đã được nêu lên tại Hội thảo Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại tổ chức ngày 9-5 ở Hà Nội, trong đó cũng đề cập đến những tượng đài trị giá nhiều chục tỷ đồng, nhưng hiếm khi được giới chuyên môn cũng như người dân đồng tình.

Trên đường Quán Thánh mới có tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, còn tượng cạnh đền Bà Kiệu có từ lâu tên là Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh.

KTS Nguyễn Trương Quý đặt câu hỏi, có cần thiết bỏ 16 tỷ đồng để dựng thêm một tượng đài nội dung và thẩm mỹ tương tự cách nhau không xa?! Họa sĩ Trịnh Cung cho rằng, dựng tượng đài là "một áp-phe, cuộc làm ăn béo bở".

Nhân nói đến tượng đài Lý Thái Tổ, nhà điêu khắc Phạm Công Hoa kêu: “Làm sao có thể duyệt một công trình nhiều tỷ bạc, không cần biết hiệu quả nghệ thuật như thế”.

Đất nước ta có một lịch sử hào hùng, cần có nhiều tượng đài để ghi khắc. Thế nhưng, trong các bản quy hoạch đô thị hiện đại không thấy bóng dáng quy hoạch tượng đài. Tượng đài cứ khi cần là có, bất kể không gian quanh nó có phù hợp hay không.

Nhiều người chỉ phát hiện ra tượng đài Công nhân ở Cung Văn hóa Hữu Nghị khi báo chí thi nhau nhắc về nó như một “đống tiền” (hơn 9 tỷ đồng) náu mình kín nhất - hay nó tự biết mình giống tượng đài ở Trung Quốc nên phải “trốn”(!).

Theo GS Hoàng Đạo Cung, không gian quanh tượng đài đóng góp tới 50% thành công của tượng. Ở Hà Nội, tượng Quang Trung cạnh gò Đống Đa và Chiến thắng Ngọc Hồi ở Ngọc Hồi là hai thí dụ cho tình trạng “thành công một nửa”.

Điêu khắc đang là một nghệ thuật thời thượng, “nơi nào có địa danh, nơi đó có tượng đài”. Bên cạnh tượng độc tôn là các quần thể tượng ngoài trời. Trịnh Cung phản đối: Không bao giờ nên làm vườn tượng, mà một tác phẩm điêu khắc cần có không gian riêng để tồn tại.

KTS Tôn Đại lại cho rằng chỉ cần cự ly giữa các tượng hợp lý là được. Ông khẳng định, vườn tượng làm sang hơn cho bờ sông Hương (với điều kiện tượng không bị ăn trộm để bán đồng nát hoặc bị vẽ bậy lên).

Tuy nhiên, nhà điêu khắc Phan Thanh Bình (ĐH Nghệ thuật Huế) thì lại cho biết, từ năm 1998 đến nay, Huế có tới bốn trại sáng tác điêu khắc quốc tế. Vậy nhưng chưa bao giờ người Huế nghĩ rằng đây là thành phố của nghệ thuật tượng ngoài trời. “Quan niệm hời hợt theo lối cứ làm khắc có chỗ đặt để, đã làm cho môi trường thẩm mỹ ở Huế bị xáo trộn, băm nát hai bờ sông”- anh nói.

Không gian thẩm mỹ ngoài trời ở TP Hồ Chí Minh cũng bị những vườn tượng và tượng đài “bóp méo”. Năm 2005, một trại điêu khắc đá quy mô được tổ chức nhưng kết quả thu được chỉ là những tác phẩm không mấy giá trị. Tại Hà Nội cũng có nhiều tranh cãi chung quanh khu vườn tượng đặt cạnh hồ Hoàn Kiếm mà nhiều ý kiến cho rằng, các tác phẩm điêu khắc được bày như hàng mỹ nghệ, rất phản tác dụng.

Theo hoạ sĩ Nguyễn Quân thì, “trại điêu khắc là hoạt động sáng tác nghệ thuật mà kết quả có thể dùng tuỳ ý chứ không nhất thiết được coi là công nghệ để tạo ra một vườn tượng. Một trại điêu khắc không thể đủ tác phẩm chất lượng cho một vườn tượng đẹp”.

Hoạ sĩ Trịnh Cung cho rằng, “một tác phẩm điêu khắc cần có không gian để có thể vừa “đứng” được, lại vừa “khoe” được vẻ đẹp. Nhưng tình trạng thường thấy trong các vườn tượng của ta, cứ cách 5-10 mét lại thấy một bức tượng, không khác gì một chung cư chật chội”.

Thêm nữa, với một số lượng ít ỏi người sáng tác – 50 tác giả - điêu khắc Việt Nam đang phải quay vòng gấp gáp với các trại sáng tác trong nước, nên tình trạng trùng lặp đề tài, yếu về xử lý biểu chất, nghèo kết cầu và lộ liễu ý tứ là điều thường thấy.

Vấn đề thực sự bức xúc bởi những công trình dân dụng có sai phạm dễ bị nhận ra ngay nhưng một tượng đài không xấu chẳng đẹp vẫn tồn tại ở nơi công cộng và “hàng ngày hàng giờ mọi người phải thưởng thức những thẩm mỹ tầm tầm đó” (ý kiến của đại biểu Đặng Thanh Vân).

Theo Tiền phong và Văn hóa