Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Nguyên nhân cái chết của Gaddafi và tình hình khó đoán trước ở Libya

Chính quyền mới Libya tuyên bố chính thức về nguyên nhân cái chết của Muammar Gaddafi là bị chết do vết thương trúng vào đầu. Các nhà báo nước ngoài được phép nhìn thấy xác của Muammar Gaddafi để ai cũng tin tưởng rằng đại tá đã chết chứ không phải là kết quả photoshop.



Trong khi đó, phương án ngộ sát đã không được nhiều chuyên gia chấp nhận. Tổ chức nhân quyền "Ân xá quốc tế" kêu gọi tiến hành điều tra độc lập về cái chết của cựu lãnh đạo Libya. Và dường như tổ chức này có đủ lý do để nghi ngờ tính minh bạch trong cách giải thích chính thức nguyên nhân cái chết.

Kênh truyền hình Al Arabiya truyền đi cảnh quay một người thanh niên trẻ Libya trên vai những người thuộc Hội đồng quốc gia chuyển tiếp (PNC) đang say sưa với chiến thắng. Anh ta cầm trong tay khẩu súng lục bằng vàng, mà dường như anh ta đã tước được của Đại tá trước khi bắn chết ông ta. Hóa ra trước khi chết Gadhafi đã bị sỷ nhục và hành hạ, tức là ông đã bị bắt sống. Những người nổi dậy tức giận đã đánh đập Đại tá, và sau đó có một người nào đó bắn ông ta nhiều phát. Viên đạn cuối cùng vào trúng vào đầu ông do chính người thanh niên 18 tuổi này bắn. Những kẻ đao phủ của Gaddafi dường như đã tuân lệnh Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Hôm trước, khi đến Libya, bà Clinton nói rằng Gaddafi phải bị bắt hoặc bị giết. Như chúng ta thấy, ý muốn của Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã thành hiện thực.

Vào ngày thứ Sáu, chính phủ mới Libya cam kết rằng trong vòng 48 giờ sẽ thông báo về việc hoàn toàn giải phóng đất nước. Rõ ràng là các tân chủ nhân của Tripoli và những người bảo trợ của họ ở phương Tây mong muốn nhanh chóng chuyển sang một trang sử mới. Họ chúc mừng nhau đã thoát khỏi "vấn đề Gaddafi." Trong khi đó, tuyên bố của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez khẳng định rằng rằng Muammar Gaddafi sẽ đi vào lịch sử với tư cách là người tuẫn đạo. Đại tá được gọi là nhà lãng mạn cách mạng, Garibaldi của Libya và Che Guevara của châu Phi. Ông ta có thể trở thành biểu tượng trong cuộc đấu tranh chống phương Tây, vì đã chết do sự can thiệp nước ngoài. Ông Vladimir Sotnikov, chuyên gia Đông Phương học ở Trung tâm nghiên cứu Ả Rập IMEMO, Viện hàn lâm khoa học Nga cũng chia sẻ quan điểm này:

“Gaddafi dù sao cũng là một biểu tượng của Libya. Mặc dù có thực tế rằng một bộ phận người dân Libya quay lưng lại với Gaddafi và thực sự nổi dậy chống ông ta, nhưng tên tuổi của Gaddafi sẽ tỏa sáng như ngọn đèn hiệu của người tuẫn đạo. Ai cũng biết là phương Tây, lực lượng đặc nhiệm, đặc biệt là quân lực của nước Pháp, Anh và Mỹ đã giúp phe đối lập. Điều này sẽ được những người cố gắng dương cao tên Gaddafi như lá cờ sử dụng.”

Matxcơva đánh giá như thế nào về số phận Libya? Ngay sau khi nhận được thông tin về cái chết của Muammar al-Gaddafi, tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã tuyên bố:

“Chúng tôi hy vọng rằng hòa bình sẽ đến với Libya, mong tất cả những người hiện đang quản lý nhà nước - đại diện các bộ lạc khác nhau ở Libya - sẽ có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng về cơ cấu chính phủ, và Libya sẽ trở thành một quốc gia hiện đại và dân chủ. Nếu không, tất cả những nỗ lực gần đây sẽ không có ý nghĩa.”

Mối đe dọa chiến tranh giữa các bộ lạc nghiêm trọng đến mức người đứng đầu NTC Mahmoud Jibril tuyên bố ý định từ chức vì không muốn tham gia trò chơi chính trị không rõ kết cục. Tình hình trong nước cực kỳ bất ổn. Trước nội chiến đa số dân chúng Libya sống giàu có. Nhưng các thành phố tươi đẹp, đường phố sạch sẽ, an ninh trật tự ổn định đã đi vào quá khứ. Hy vọng rằng, điều đó sẽ không phải là vĩnh viễn.

Theo TNNN
 
Tin tham khảo



"Nhận định hiếm hoi"
Hơn một ngày sau khi cựu lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi, thiệt mạng ở Sirte, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra tuyên ngôn chính thức nào.



Nhiều cơ quan của Đảng và Nhà nước, từ Văn phòng Chính phủ tới hãng thông tấn quốc gia, không có thông báo gì về phản ứng của chính quyền trước sự kiện quốc tế đang là tin nóng toàn cầu, mặc dù có sự khác biệt trong mức độ và cách đưa tin, bình luận thời sự của nhiều báo chí và truyền thông chính thức.



Trang mạng của Bộ Ngoại giao vào thời điểm 18h30 ngày 21 tháng Mười, tức là khoảng 24 tiếng đồng hồ sau diễn biến, vẫn chỉ thấy thông báo của người phát ngôn Bộ này tại cuộc họp báo thường kỳ lần thứ 16 năm 2011.

Trong số năm nội dung thông báo, bao gồm hai mục đầu là các chuyến thăm cấp cao Philippines của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không có nội dung nào bình luận về cái chết của ông Gaddafi, kể cả phần hỏi đáp.



Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cũng không cho biết phản ứng chính thức nào của Nhà nước về diễn biến



Trong một phản ứng hiếm hoi từ truyền thông, cổng thông tin điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tiết lộ quan điểm của Đài này về diễn biến chính trị và quân sự mới nhất ở Libya
"Rất nhiều phân tích được đưa ra, song đều có chung nhận định, Libya vẫn chưa yên bình sau cái chết của ông Gaddafi," VOV Online viết.
"Như chúng tôi đã đưa tin, tối 20/10, ông Gaddafi, nhà lãnh đạo bị lật đổ ở Libya đã bị tiêu diệt tại thành phố Sirte.
"Tuy nhiên, theo giới phân tích, cái chết của ông Gaddafi chưa hẳn đã chấm dứt mọi chuyện khi vẫn còn những chia rẽ sâu sắc trong xã hội Libya, cũng như những tính toán của Mỹ và phương Tây ở quốc gia Bắc Phi này," Đài Tiếng nói Việt Nam nêu quan điểm.

Trước đó, hôm thứ Năm, cho tới lúc 15h00, tờ Thanh Niên Online vẫn còn giật tít "Ông Gaddafi đang tuyển quân để phản công."



Nhưng tới ngày thứ Sáu, tờ này chuyển sang đăng với mật độ dầy các tin bài phần lớn lấy nguồn từ nước ngoài nói về chi tiết cái chết của cựu đại tá và việc ông Gaddafi sẽ được chôn cất ra sao.



Nhưng chậm hơn cả là trang của Đại Sứ quán Việt Nam ở Tripoli, phần Bấm Thông tin tham khảo về Libya vẫn chỉ có bài "Li-bi và tầm nhìn Saif Gaddafi" từ 21/7/2010.



Đây lại là bài dịch từ bản tiếng Anh của báo Libya từ 2007, vốn là cuộc phỏng vấn của BBC với ông Saif Gaddafi từ năm 2004, tức là 7 năm về trước.



Tuy nhiên, báo chí trong nước ở Việt Nam lại cập nhật tình hình nhanh hơn Bộ Ngoại giao, cả về chuyện Libya có chính quyền mới.



Báo Lao Động trên mạng hôm 8/10 đưa tin đại diện lâm thời Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) B.A. Al-Mansori đã có cuộc tiếp xúc với báo chí tại Hà Nội hai ngày trước đó.



Theo BBC

Không có nhận xét nào: