Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Rắc rối lớn xung quanh những mỏ dầu khí ở Biển Đông

 

Trung Quốc đang gây thêm rắc rối mới xung quanh các mỏ dầu nằm trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông /biển Hoa Nam/. Bắc Kinh tổ chức và tài trợ chuyến thám hiểm khoa học hai tháng trên tàu Joides Resolution của Mỹ, có nhiệm vụ khoan ba giếng trên thềm lục địa ngoài khơi. Các giếng khoan sẽ nằm trong khu vực được cả Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Con tàu đã khởi hành từ Hong Kong ngày 28 tháng 1 và đang di chuyển về hướng vị trí thăm dò địa chất được ấn định.


Thành phần đoàn thám hiểm quốc tế bao gồm 21 nhà địa chất Trung Quốc, 9 người Mỹ và một nhà nghiên cứu Đài Loan. Philippines cử quan sát viên tham gia cuộc thăm dò. Đoàn dự định sẽ khoan ba giếng. Trong số đó có một giếng sâu 1.930 mét, khả năng sẽ là một trong năm giếng khoan nước sâu nhất trong lịch sử thăm dò địa chất biển. Việc lấy mẫu từ đáy biển sẽ khởi động công tác đánh dấu các mỏ dầu và khí đốt trên bản đồ.

Chuyến thăm dò được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình khám phá biển quốc tế IODP do Mỹ khởi xướng. Trung Quốc đã đề nghị điều tra cụ thể vùng biển Hoa Nam. Quan điểm của Trung Quốc không nhận được sự hỗ trợ thống nhất, nhưng cấu phần dự án tài trợ đã xác định kết quả của cuộc bỏ phiếu năm 2013 ủng hộ khu vực này. Trung Quốc trích 6 triệu USD đầu tư cho cuộc thăm dò và đề xuất nghiên cứu vùng biển phía bắc, nơi khả năng có nguồn dự trữ dầu mỏ lớn.

Philippines chấp nhận cho tàu Joides Resolution tiến vào khu vực tranh chấp lãnh thổ, trong khi cuộc thám hiểm không nhận được sự đồng ý từ phía Việt Nam. Khả năng, sự từ chối của Hà Nội sẽ là “rạn đá ngầm” đầu tiên trên chặng đường thăm dò của Joides Resolution. Mang mục tiêu nghiên cứu khoa học, nhưng chuyến đi của Joides Resolution phảng phất rõ chất mùi dầu mỏ.

Việt Nam, Philippines và Trung Quốc hiện ở trong tình huống căng thẳng “cuộc chiến các chủ thầu” dầu khí ở Biển Đông. Vào mùa hè năm 2012, nghĩa là trước chuyến thám hiểm của Joides Resolution một năm rưỡi, Trung Quốc đã mời thầu các công ty nước ngoài 9 lô dầu khí trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát. Theo ông Sergey Pravosudov, Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga, công khai phát sinh một tình huống xung đột.

“Ở phía bắc Việt Nam, các hoạt động thăm dò tích cực đã được tiến hành trên thềm lục địa. Trong đó có sự tham gia của Gazprom. Những mỏ khí được phát hiện. ExxonMobil của Mỹ - công ty dầu khí lớn nhất thế giới, cũng làm việc ở đây. Trung Quốc nói rằng, những khu vực đã có hoạt động thăm dò khai thác, bao gồm cả sự tham gia của các công ty Nga và Mỹ, đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tổ chức gọi thầu thu hút nhà đầu tư nước ngoài và tự mình phát triển những khu vực này.”

Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam, TS. Đỗ Văn Hậu tuyên bố Trung Quốc phải hủy bỏ lập tức hồ sơ mời thầu. Họ giải thích rằng, động thái của Trung Quốc đã đe dọa nền chủ quyền của Việt Nam. Hà Nội lưu ý, các lô được mời thầu đã "nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam". Không có công ty nước ngoài nào bày tỏ nguyện vọng tham dự cuộc đấu thầu do Trung Quốc công bố.
·       Tập đoàn Dầu khí VN phản ứng mạnh mẽ với việc gọi thầu của Trung Quốc trên Biển Đông

Vài tháng sau, Trung Quốc lại tuyên bố mời thầu, lần này - khai thác 22 lô dầu khí mới ở Biển Đông. Giữa hai cuộc gọi thầu quốc tế của Trung Quốc, Philippines cũng tuyên bố mời thầu. Bắc Kinh nhắc nhở Manila việc Trung Quốc mới là quốc gia có chủ quyền không thể tranh cãi ở vùng biển này. Đồng thời, Bắc Kinh kêu gọi không làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông.

Lời mời thầu thứ hai của Trung Quốc vẫn không được công ty nước ngoài nào đáp lại.


Kết quả các nghiên cứu và hoạt động khoan của đoàn thám hiểm khoa học trên tàu Joides Resolution sẽ được công khai. Việc các nhà địa chất tìm thấy dầu mỏ và khí đốt trong giếng khoan có thể dẫn tới những vấn đề lớn mới. Quyền đầu tiên khai thác mỏ nhiên liệu thuộc về người có chủ quyền đối với khu vực. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan đều tuyên bố về quyền lợi của mình ở Biển Đông. Trung Quốc cũng tin rằng, chủ quyền của họ trên biển Hoa Nam là không thể phủ nhận.

Theo The Voice of Russia

Không có nhận xét nào: