NSGV: - Một cụ bà 94 tuổi ( trú phường Trại Cau, quận Lê Chân) bị bệnh nặng được khoa cấp
cứu Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) cho chuyển vào khoa hồi sức nội, nhưng giữa đường lại phải đưa tới khoa hồi
sức ngoại đã khiến gia đình cụ bức xúc, đề nghị cơ quan chức năng làm rõ trách
nhiệm của bác sĩ.
Tuy nhiên chuyện này không đơn giản chỉ là thái độ của người thầy thuốc mà có thể là thực chất trong suy nghĩ của họ. Chuyện như thế này không chỉ có ở Việt
Nam. NSGV xin giới thiệu bài viết từ báo của Nga để thấy "cuộc sống qua con mắt của người nội trợ" về vấn đề này.
Người cao tuổi ở Việt Nam |
Điều trị người già làm chi.
Yulia Kalinina
Mẹ của bạn tôi sống ở ngôi làng ngoại ô. Tháng trước
bà bị ngã trong phòng của mình, tình trạng thật tồi tệ. May là có đứa cháu ở
nhà, gọi được xe "cấp cứu". Họ đưa bà đến bệnh viện, và bà đã nằm viện
một ngày, hai ngày rồi cả tuần, mà họ không chữa trị gì cho bà.
Bà bạn gái quyết định nói chuyện với bác sĩ của bạn
mình: Tóm lại là có chuyện gì với bà mẹ, chẩn đoán là bệnh gì, điều trị như thế
nào?
Bác sĩ - người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi đã rất ngạc
nhiên: "Bà muốn gì ở tôi ? "
- Tôi muốn bác sĩ kiểm tra bà mẹ, phát hiện các vấn đề của bà ấy
và được cấp các loại thuốc thích hợp, - bà bạn giải thích.
- Cho người đã bảy mươi tám tuổi ư? - Bác sĩ nói, và
nhìn người bạn của bệnh nhân như một mụ ngốc vừa "từ trên trời rơi xuống".
- Thế thì sao, nếu bà ấy đã bảy mươi tám tuổi? – đến
lượt bà bạn ngạc nhiên.
- Không có gì - bác sĩ nhún vai và kết thúc cuộc trò
chuyện bằng lời khuyên: - Hãy chăm nom đến cùng đi!
"Tôi chỉ thậm chí còn không hiểu bác sĩ ấy có ý
gì – bà bạn gái sau đó nói trong nước mắt . "Hãy chăm nom đến
cùng đi" nghĩa là gì?
" Hãy chăm nom đến cùng đi " - có nghĩa
là, nếu một người bệnh đã bảy mươi tám
tuổi, ở nước ta họ sẽ không kiểm tra cũng chẳng điều trị. Có thể họ làm như giữ
lại một lúc trong bệnh viện, được thôi. Họ có thể cấp cho một số thuốc, chỉ để
cho xong trách nhiệm. Nhưng mục đích (của thầy thuốc) là quan tâm tới sức khỏe
của người bệnh - tìm các vấn đề và chọn sự
điều trị thích hợp – thì họ sẽ không làm. Bởi vì tuổi tác. Mang rắc rối tới cho người ta
làm gì, dù sao họ cũng sắp chết ...
Trong tỉnh của chúng tôi, một người đàn ông cao tuổi,
bị bệnh, chỉ có thể dựa vào sự tự chữa bệnh kỳ diệu. Nhưng ngay cả khi ông ta
không sống trong làng, mà trong một thành phố lớn với các trung tâm y tế, và con
cái sẵn sàng trả số tiền lớn cho việc điều trị, ông ấy vẫn có rất ít cơ hội để phục
hồi. Trong khi ở các nước phát triển, ông ấy với cùng một bệnh như vậy vẫn có
khả năng sẽ được phục hồi nhanh chóng.
Bởi vì ở đó người cao tuổi được điều trị. Họ được
quan tâm. Mặc dù các bác sĩ cũng nhận thức được rằng thậm chí có chữa khỏi, người bệnh
sẽ sống không lâu, năm hay mười năm là cùng, và những người này thường sẽ không
mang lại lợi ích gì, cả về kinh tế hay văn hóa.
Tại sao không ném họ vào sự "Chăm nom đến
cùng" như ở chỗ chúng ta ?
Thật kỳ lạ, nhưng chủ yếu là vì những lý do thực dụng. Vì vậy,
hãy làm việc với những bệnh nhân cao tuổi, học hỏi để kéo dài tuổi thọ của con người.
Bởi vì không thể đạt được tăng tuổi thọ, nếu không
điều trị người cao tuổi. Không tìm hiểu về căn bệnh của họ và khám phá những khả
năng của cơ thể của họ.
Những người cao tuổi trong ý nghĩa này là vật chất
vô giá. Đặc biệt là ở nước ta, nơi số lượng họ nói chung là rất nhỏ.
Ở đất nước chúng ta người ta chết hàng loạt trước
khi sống đến tuổi già. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, trong năm 2013, tuổi thọ
trung bình của người Nga - 66 tuổi. Nhật Bản - 82 tuổi, Pháp - 81, Úc, Thụy Điển,
Thụy Sĩ, Iceland, Canada - 80, Mỹ và Vương quốc Anh - 78. (Việt Nam – 75, ND)
Đối với nước ta, bệnh nhân 78 tuổi - là rất hiếm. Những
bệnh nhân này phải được coi như món quà tuyệt vời cho khoa học y tế. Còn ở nước
chúng ta họ ném chúng vào thùng rác: Hãy chăm nom đến cùng đi.
Dẫu vậy hãy hỏi bác sĩ nọ từ bệnh viện làng, rằng bà
ấy có muốn sống lâu hơn không? Có lẽ bác sĩ ấy sẽ nói rằng muốn. Nhưng mà sẽ lấy
đâu ra cái sống lâu hơn này, nếu chúng ta không có kinh nghiệm trong việc điều
trị y tế cho người cao tuổi? Và sẽ đến ngày,
nó sẽ xoay bác sĩ nọ cũng như đã xoay mẹ bạn gái của tôi. Và cũng giống như nó
sẽ đi đến " Hãy chăm nom đến cùng đi ". Và sau đó đến các đứa con của
mình. Và sau đó nữa đến lượt các cháu .
Ở Nhật Bản, tuổi thọ trung bình vào thời điểm đó lên
đến 100, ở Mỹ và Vương quốc Anh - lên đến 90 . Còn chúng ta sẽ vẫn tiếp tục như
trong thế kỷ XIX. Chăm nom đến cùng.
Chuyển ngữ: Việt Minh
Bài liên quan: Bác sĩ bị “tố” từ chối bệnh nhân nặng
Nguồn: Зачем лечить стариков
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét