"Tôi
vừa nhận được đơn kiến nghị (thực chất là tố cáo) dài 3 trang của chị Trần Thị
Nhung, tổ 34, phường Yên Ninh, TP Yên Bái gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ
Công an nói lên thực tế đời sống khó khăn, nghèo khổ của người dân Yên Bái, đồng
thời phản ánh những bức xúc của người dân trước nạn tham nhũng, ăn chơi xa hoa,
lãng phí, vơ vét tài sản, đất đai của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm
Sỹ Quý, Giám đốc Công an Đặng Trần Chiêu và các quan đầu tỉnh này….
Đây
là đơn kiến nghị của chị Trần Thị Nhung mà mình gõ lại." - Trần Thị Sánh
***
"Là
một công chức đang công tác, tôi rất đồng tình ủng hộ và tin tưởng sự chỉ đạo của
Trung ương về việc kiểm tra những sai phạm, tham nhũng tại tỉnh Yên Bái. Song
hiện nay, còn rất nhiều những bức xúc... dư luận quần chúng nân dân tỉnh Yên
Bái mong được làm sáng tỏ.
1/-
Đối với tỉnh Yên Bái.
-
Ở thành phố Yên Bái (thực chất là một thị xã tỉnh lỵ) tỉnh rất nghèo , đời sống
nhân dân vô cùng khó khăn, phát triển kinh tế xã hội thấp kém, dân số ít vậy mà
chỉ có khoảng 6km đường sông có tới 4 cây cầu qua sông Hồng ( cầu Âu Lâu và cầu
Văn Phú đã hoàn thành, còn hai chiế cầu Bách Lẫm và Tuần Quán chỉ cách nhau
700m đang thi công) cực kỳ lãng phí và vô lý phải không ạ? Tỉnh căn cứ vào đâu
để trình dự án lên Trung ương? Tại sao Chính phủ lại phê duyệt, dân thấy quá vô
lý? Hay là có dự án, có % không cần biết đất nước này còn khó khăn ra sao?
Chính phủ phải đi vay tiền, nhiều tỉnh và huyện khác còn cực kỳ khó khăn? Ngay ở
các huyện vùng cao Yên Bái, cô giáo và học sinh phải ngồi lên gầu máy xúc để
qua suối; các cháu và đồng bào phải leo sợi dây rừng để vượt lũ, nhiều người bị
lũ cuốn trôi? Tại sao không tiết kiệm chỉ nửa cây cầu qua sông kia thôi, sẽ xây
dựng được hàng trăm chiếc cầu treo cho dân bản, để phát triển kinh tế, văn hóa
xã hội vùng cao? Cả Hà Nội chỉ có 7 chiếc cầu mà chỉ Yên Bái có 4 xã liền kề có
4 cầu qua sông? Phải chăng cần kiểm tra và dừng ngay việc thi công 2 cầu đang
làm để đầu tư nơi khác hợp lý hơn?...
-
Ở thị xã Nghĩa Lộ, gần một nửa diện tích (phía bên phải đi từ Yên Bái vào) đã
bán hết cho một, hai cá nhân hình như bán hết cả Sân vậnđộng Nghĩa Lộ rồi (nơi
mà Nhà nước mới cấp bằng văn hóa cho điệu xòe Mường Lò được xếp hạng) hàng chục
năm nay, có các mỏ quặng ở huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải được cấp phép cho tư
nhân khai thác quặng cứ ngày đêm ùn ùn vận chuyển sang Trung Quốc để họ đắp
thành núi quặng bên kia Lào Cai? Nhà nước và tỉnh thu được bao nhiêu tiền ạ?
Hay chỉ làm giàu cho một vài cá nhân và sự bảo kê cho các quan chức?
-
Đất của khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học, Bến xe Yên Bái, Ban dân tộc nội
trú…cũng được thanh lý một cách hợp lý cho tư nhân.
2/-
Đối với ông Phạm Sỹ Quý:
Nhân dân thắc mắc vì sao chỉ thanh tra ba vấn đề mà
báo chí đã phát hiện? Khối tài sản còn lại gấp mấy chục lần khu biệt phủ họ bỏ
qua, không cần mở rộng? Ví dụ: Ông Quý còn một khu đất và nhà ở gần biệt phủ của
nhà ông Chiêu Giám đốc Công an, Khách sạn Hữu Nghị đối diện Ga Yên Bái, cả khu
nhà làm việc của Ban dân tộc miền núi vừa được thanh lý… đất ở những tuyến đường
mới mở ra cầu Văn Phú, cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm … đi đâu cứ hỏi dân chỗ nào
cũng là đất của ông Quý Trà đấy ạ.
Khi
chúng tôi dự hội nghị khách hàng do Trung tâm thương mại Vincom tổ chức, chị em
bà Trà và người nhà có 4 biệt thự mang số 20, 19, 18, 17 (có một biệt thự là
quà biếu). Theo tôi thấy lô đất rộng lớn có giá trị cũng như các căn nhà biệt
thự ở Trung tâm thương mại chỉ cần kiểm tra hồ sơ cấp đất, mua bán… và mối quan
hệ của chủ nhà, chủ đất với các ông bà lãnh đạo tỉnh là ra hết, vì họ chỉ nhờ
anh em, họ hàng đứng tên hộ để chiếm đoạt hợp pháp mà thôi.
3/-
Ông Chiêu Giám đốc sở Công an.
theo FB Trần Thị Sánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét