Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Osin Huy Đức (Trương Huy San) - “Người của Trọng” hay “Hoa Nam tình báo cục” ?


Dũng Mai

 Phần nằm trong ngoặc kép trên kia đang là mối quan tâm sục sôi của cộng đồng Fb, cả ngoài đời nữa, và là tâm điểm của các cuộc tranh cãi nảy lửa, một mất một còn, mất bạn mất bè trên các trang mạng.
Con người Huy Đức, tác giả "Bên Thắng Cuộc" thực sự dành được sự chú ý đặc biệt của tất cả mọi người, tất cả phe phái, thậm chí nói không ngoa, dư luận quốc tế quan tâm đến chính trường Việt nam cũng theo sát anh ta.

Tôi nhớ khi tác phẩm Bên Thắng Cuộc đang được phát hành trên Amazon thì Osin đã là cái tên gây chấn động trong làng văn bút trên chính trường bởi khối tư liệu thâm cung bí sử đồ sộ của tác phẩm.
Lúc đó Osin là cái tên được đặt trên bàn làm việc của cơ quan Đảng, cơ quan Hành pháp và Tư pháp với một câu hỏi: Bắt hay không bắt.

Cuối cùng người ta không bắt khi Osin từ Mỹ về nước. Câu hỏi “Ai chống lưng cho Huy Đức” ngay từ hồi đó đã là câu chuyện thời thượng được luận bàn trong tất cả các salon, nhà hàng quán nhậu...

Lý do thật dễ hiểu, Huy Đức với quá trình làm báo đã có mối quan hệ gần gũi với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, và cùng với tác phẩm Bên Thắng Cuộc, cái tên Osin trở nên rất nổi tiếng. Sự nổi tiếng đem đến nhiều thứ, ở Việt nam, sự nổi tiếng đem lại cho bất cứ ai sở hữu nó nguy hiểm, phiền muộn nhiều hơn là tiền bạc và vinh quang.

Quay lại vấn đề chính trong stt vụn vặt này là “thực chất Trương Huy San là người của “Tổng Trọng hay của Hoa Nam Tình Báo cục”?

Thành ngữ “dò sông dò biển, ai dò được lòng người” mô tả chính xác sự khó khăn, may rủi của việc đánh giá con người. Lịch sử chứng kiến quá nhiều nhân vật mà sự đánh giá về họ hôm qua trái ngược hoàn toàn với hôm nay.
Thiếu căn cứ xác đáng, thiếu khả năng phân tích logic, thiếu nhân tâm nhưng thừa thãi định kiến và thói a dua. Tất cả những phẩm chất tồi như vậy tồn tại trong xã hội con người Việt nam khiến con đường đến sự thật luôn quá dài và mờ mịt. Nhiều khi, có trong tay một đống tài liệu nhưng sự khả tín chưa thể có khi chính những tài liệu có trong tay còn chưa được xác minh bởi ánh sáng của sự thật.

Cụ thể và gần gũi hơn, chúng ta biết tướng tình báo của quân đội Việt nam Phạm Xuân Ẩn. Tình báo Mỹ, VNCH và các cơ quan báo chí thông tấn của các bên thời chiến tranh Việt nam đều không thể đánh giá được đúng về ông ta, ông ta thực ra là ai, người của bên nào. Nhưng, có một điều tất cả các phía không ai có thể phủ nhận một điều: Phạm Xuân Ẩn là một con người với đầy đủ tính người cho dù ông ta phục vụ ai. Nhắc tới một con người, một ẩn số như Phạm Xuân Ẩn để thấy sự phức tạp khi đánh giá về một thân phận. Chúng ta không có quyền khẳng định chân lý thuộc về chúng ta, chúng ta không thể buộc tội ai một cách cẩu thả. Lịch sử mới có quyền đó.

Bạn trong nghề cầm bút, cầm cọ, giới văn nghệ khá nhiều nhưng thói quen của tôi là không cần tiết lộ về bản thân cũng như về những người tôi biết.

Gặp nhau ở Sài gòn vài lần, không nói nhưng ai cũng hiểu rằng “chúng ta không lạ mấy về nhau”. Tôi không quan tâm anh ta làm việc cho ai, phe phái nào, tôi quan tâm những gì anh ta đã làm, những việc làm đó có hại cho đất nước này hay không.
Ba, bốn tháng trước gì đó, gặp Huy Đức ở café số 1 Lý Thường Kiệt. Anh ta đang ngồi với một người đàn ông lớn tuổi. Tôi có ghé lại bàn chào và giới thiệu hai người đi cùng tôi (dân báo chí). Cả hai đứng lên hơi nghiêng người đáp lễ. Không kiểu cách đâu, nhưng là sự lịch lãm tinh tế khi bạn tôi là phụ nữ. Bằng trực giác, tôi thấy Huy Đức nghiêm túc và không thể là người xấu.

Status này, như dân “chơi” thường nói: Thích thì viết thôi.
theo FB Dũng Mai

FS: Stt mới nhất của Truong Huy San trên FB:



BOT & LIÊN MINH NGUYỄN TẤN DŨNG - ĐINH LA THĂNG - BẮC HÀ
Tại sao lại miễn, giảm phí qua trạm thu phí Cai Lậy vì cái sai ở đây là vị trí đặt trạm chứ không phải là mức phí. Nhà nước cần giám định khoản tiền nhà đầu tư thực sự đã bỏ ra ở 26,5km (chứ không chỉ căn cứ lên mức họ kê khai) rồi hoàn trả cho họ (không quá 300 tỷ). Bắt buộc dời trạm thu phí vào phần đường tránh. BOT là đầu tư để cho người dân có thêm lựa chọn chứ đâu phải là chặn cửa, đơm đó, buộc mọi người dân dù đi đường cũ hay đường mới đều phải trả tiền cho nhà đầu tư.
Cần điều tra xem ai đã cho phép đặt trạm thu phí Cai Lậy trên quốc lộ Một; Quyết định này phải được coi là hành vi cấu kết của các quan chức hư hỏng với các tư bản thân hữu để chiếm đoạt tiền bạc của những người dân chỉ đi qua phần đường nâng cấp phải trả cả phần tiền BOT.
Hàng trăm nghìn tỷ đã được ném vào BOT, trong nhiệm kỳ Bộ trưởng của Đinh La Thăng, mà chỉ cần kiểm toán của Hồ Đức Phớc - người kéo Đinh La Thăng vào BCT bằng cửa ngách - cũng đã phát hiện ra số tiền thực đầu tư nhỏ hơn con số khai báo rất nhiều. Tác giả của con số khổng lồ này là liên minh ma quỷ: Nguyễn Tấn Dũng - Đinh La Thăng - Bắc Hà. Một phương thức rút tiền ngân hàng mà chính ông Nguyễn Văn Bình, khi còn là Thống đốc, dù chịu ơn "king maker" Bắc Hà vẫn đã từng công khai phản đối.
PS: Thay vì đưa một con số BOT tuyệt đối, tôi sửa lại là "hàng trăm nghìn tỷ" vì một chuyên gia về ngân hàng vừa cho tôi biết là con số rất lớn nhưng chưa có thống kê nào chính xác. Xin lỗi các bạn 
         FB Truong Huy San  16/08/2017

3 nhận xét:

Trương Duy Nhất nói...

Trước khi tôi bị bắt, chỉ gặp Huy Đức mỗi hai lần. Nói không biết thì không phải, là những thằng làm báo ít nhiều có tên tuổi, tôi với Huy Đức nghe nhau, biết nhau, đọc nhau. Tất nhiên rồi. Không phải thân. Dù nhiều, rất nhiều những thằng bạn thân, rất thân của tôi, cũng là bạn nó.


Sau khi ra tù, tôi đi với Huy Đức nhiều hơn.

Quí, cũng bởi cái tình nó dành cho mình. Mãn hạn tù, 26/5/2015, người đi đón tôi hôm đó, đúng ra phải là Phạm Xuân Nguyên. Vì một động tác kỹ thuật của thế lực… X nào đó, Phạm Xuân Nguyên không thể rời Hà Nội. Huy Đức đang có việc tại Nghệ An. Không hiểu run rủi sao, chợt nhớ ngày đó TDN ra tù. "PXN không đi được, tôi phải đón ông, không thể để ông khi ra tù không thấy thằng bạn nào. Tôi sợ ông cô độc, buồn". Sau này nghe nó kể vậy.

Trong chiếc xe tù bịt bùng ấy, tôi nhoài người hét lên gọi Huy Đức, và nhờ vậy vợ con mới biết được đó là chiếc xe chở vứt tôi trên quãng đường rừng hoang vu cách trại hơn 4 km.

Đấy là điều ngạc nhiên, bất ngờ. Nhờ Huy Đức, mới có được seri ảnh tuyệt kỳ về khoảnh khắc TDN với chiếc quần tù còn hàng chữ "phạm nhân" ngày ra trại.
Nó chuẩn bị sẵn một chai rượu quí (hình như ngâm sâm siếc chi đó). Hai thằng tương sạch trong phòng chờ sân bay Vinh, với hai bát mì tôm. Đó là chai rượu đầu tiên, với người bạn đầu tiên ngay sau khi tôi rời khỏi nhà tù.

Quí, và thật tình, ơn Huy Đức từ đó. Lão Phạm Xuân Nguyên mà tôi, và cả gia đình tôi luôn coi như một người anh thân thiết trong nhà, giả hôm ấy có mặt, chắc cũng không thể chộp được những khoảnh khắc có một không hai ấy.

Những ngày này, thấy Huy Đức bị đánh khiếp quá, nghĩ thương. Không hẳn những gì hắn viết mình cũng đồng ý. Thậm chí nhiều điều mình ủng hộ theo chiều ngược lại. Trí thức phản biện, phải trên tinh thần ấy.

Trước đây, tôi cũng chẳng từng bị đồn đoán là "tướng an ninh" đấy sao. Thậm chí vào tù rồi, vẫn bị coi là người của ông này, cánh nọ. Đến như anh Phan Nguyên ở Toronto (Canada) tiếp tôi năm 2011 cũng rụt rè, để rồi năm 2013 khi nghe tin tôi bị bắt mới "thương thằng Nhất quá".

Loại mình còn bị nghi vậy. Cỡ Huy Đức "ăn đòn" đến như những ngày qua, chưa phải điểm dừng. Vì thế, cực kỳ chia sẻ với nó. Dẫu biết rằng, cái thằng "Bên thắng cuộc" ấy hẳn thừa bản lĩnh.

Thiên hạ bảo Huy Đức phe này cánh nọ. Chẳng biết thực hư sao. Nhưng làm báo, tôi ghét lối ba phải, hàng giữa.

Có một thằng quan báo, luôn huênh hoang khoác lác về nghề rằng "làm báo như người đu dây vậy, phải biết giữ thăng bằng để khỏi ngã, ấy mới là nhà báo giỏi". Tôi khinh loại nhà báo ấy. Đấy là thứ làm báo cơ hội, lúc nghiêng bên này ngã bên kia chỉ để cố giữ thăng bằng cho chính bản thân mình. Tại sao không cởi phăng áo, nhảy hẳn xuống đường, thẳng lưng mà bước ngửng đầu mà đi.
Không biết, Huy Đức đã khi nào "đu dây" chưa? Nhưng điều này thì rõ: nó không bán chữ cầu vinh, không đứng về phía bọn ăn tàn phá hoại, bán nước hại dân.

NguyEn DAc KiEn nói...

Nếu bình tĩnh lại mà suy xét, ta sẽ thấy, cái biển số xe của vụ Trịnh Xuân Thanh không khác là bao so với hai cái bao cao su của vụ Cù Huy Hà Vũ; những bài viết trên blog/facebook của anh Osin thời gian qua không khác là bao với trang Quan Làm Báo hay Chân Dung Quyền Lực… Tức là vẫn những thể thức, lối hành xử cũ đó, chỉ khác là được mang vào một cuộc chơi mới và gán cho những danh xưng mới. Vậy thì ta có thể trông chờ vào kết quả mới mẻ nào không?

Muốn có một xã hội hiện đại, thì ta phải cố gắng làm sao để xóa đi những tập quán, những lối hành xử, những cách thức vận hành cũ, thiết lập lên những chuẩn mực mới, cách hành xử mới và cách thức vận hành mới cho các thiết chế xã hội.

Tôi cho rằng, anh Osin cũng đã từng có những ý nghĩ như vậy.

Trong một lần nói chuyện khác, anh Osin nhắc đến tài làm báo của Phạm Xuân Ẩn với khả năng “tiếp cận bất cứ nhân vật cốp cán nào của chính quyền Sài Gòn”. Về khả năng này, tôi nghĩ anh Osin không hề kém Phạm Xuân Ẩn.

Nhưng có một điều khác nữa về Phạm Xuân Ẩn.

Giáo sư Larry Berman tác giả cuốn sách “X6 – điệp viên hoàn hảo” trong một lần trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên đã kể lại một chi tiết: tháng 11/2003, khi tàu chiến đầu tiên của Mỹ đến thăm Việt Nam, tàu USS Vandegrift cập cảng, ông Ẩn là khách mời đặc biệt trên tàu và ông nói: “Giờ tôi có chết cũng vui rồi. Tôi vui vì Mỹ và Việt Nam đã là bạn bè, con tôi đi học ở Mỹ, tôi đã phụng sự tổ quốc.”

Và giáo sư Larry Berman cũng nói: “ông Ẩn cảm thấy mình là tấm gương cho giới trẻ Việt Nam, vì ông đã phụng sự đất nước, đi Mỹ để học được các kỹ năng cần thiết, trở về và làm việc để hòa giải. Đó là điều mà ai cũng muốn các bạn trẻ thực hiện.”

Tôi thì lại ấn tượng với chi tiết này hơn.

Sau cùng, dù nói thế nào thì tôi cũng phải xin lỗi anh Osin, báo VnExpress, báo Tuổi Trẻ. Đáng ra tôi chỉ nên để những chuyện này cho riêng mình, hơn là viết ra công khai như thế này, nhưng nếu đọc kỹ, cả ở những khoảng trắng tôi chừa lại, tôi hy vọng tất cả sẽ hiểu tại sao tôi lại phải làm vậy.

NĐK

PS: Trong bài viết tôi gọi một cách thân mật anh Osin, như cách gọi bên ngoài, nhưng từ nay, nếu còn có dịp nhắc đến anh, tôi có thể sẽ đổi cách xưng hô khác mang tính xã giao nhiều hơn.

Tôi lấy tựa đề bài viết “Anh Osin Huy Đức và tôi” chỉ vì lục lại chỗ ảnh cũ thấy ảnh chụp chung của hai anh em.

Nguyễn Quang Lập nói...

3 TUYỆT VỜI TRONG THẬP NIÊN THỨ HAI THẾ KỶ 21

Thập niên thứ hai thế kỷ này, làng báo Việt nổi lên ba nhà báo rất đặc sắc, đó là Trần Đăng Tuấn, Huy Đức và Lê Thanh Phong. Dĩ nhiên họ là những nhà báo hàng đầu làng báo Việt, mọi người đã biết khỏi phải nói thêm. Điều đáng nói là những hoạt động xã hội dân sự rất thành công của họ trong vòng chục năm qua.

Huy Đức còn gọi là "Tư Mã Hoàng Sa" vì bộ sử ký “Bên Thắng Cuộc” của anh chẳng kém gì bộ "Sử ký Tư Mã Thiên" và là người sáng lập ra quĩ "Nhịp cầu Hoàng Sa". Đây là quĩ độc nhất vô nhị lập ra để giúp đỡ thân nhân các thương binh liệt sĩ bảo vệ biên giới- hải đảo đất nước của cả hai chế độ. Quĩ này còn mở rộng đến giúp đỡ đồng bào vùng sâu vùng xa, các dân tộc ít người như Rục, Arem... Trong ba năm "Nhịp cầu Hoàng Sa" đã trở thành quĩ lớn vì những người lính vệ quốc bất kể họ ở chế độ nào, vì thế nó đã trở thành một biểu tượng về thống nhất đất nước, hoà hợp dân tộc.