Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Hoa Kỳ chuyển sang chiến lược kìm hãm Trung Quốc bằng quân sự

Hoa Kỳ bắt đầu chuyển sang thế kìm hãm Trung Quốc. Các chuyên gia Nga đã đánh giá như vậy về việc Lầu Năm Góc thành lập phòng đặc biệt chuyên trách vấn đề đối phó với Trung Quốc. Mục tiêu của văn phòng này là nghiên cứu tấn công Trung Quốc bằng đường biển và trên không, từ vũ trụ và không gian mạng, đánh chặn tên lửa chống vệ tinh và bắn phá chiến hạm.


Hoa Kỳ bắt đầu bước ngoặt rất cơ bản về chiến lược quân sự của mình hướng vào cuôc chạy đua cạnh tranh với Trung Quốc, - Giám đốc Trung tâm an ninh quốc tế IMEMO Viện hàm lâm khoa học Nga Alexei Arbatov chia sẻ về những nhận xét của mình với đài "Tiếng nói nước Nga". Trước đó, Hoa Kỳ tập trung nhằm chống lại Nga, giả định các chiến dịch quân sự kiểu như ở Iraq và Afghanistan, nhưng không phải là hoạt động chiến đấu quy mô khu vực. Nghiên cứu về khái niệm răn đe Trung Quốc của Phòng đặc biệt Lầu Năm Góc nêu rằng, Trung Quốc được xem là đối thủ chính trong khu vực, - ông Alexei Arbatov cho biết:

"Chiến lược quân sự luôn luôn định hướng vào trường hợp xấu nhất. Điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ bắt đầu chuẩn bị mở một cuộc chiến. Động thái này phản ánh sự cạnh tranh kinh tế và chính trị với Trung Quốc, quốc gia trong tương lai có thể giành vị trí ngang hàng với Hoa Kỳ về mặt kinh tế. Các nhà chiến lược Mỹ bắt đầu kéo vào đây chính sách quân sự đối với Trung Quốc, nhằm mục tiêu kiềm chế nước này, ngăn chặn một cuộc xung đột quân sự. Còn nếu như một cuộc xung đột như vậy sẽ phát sinh, thì ít nhất Mỹ sẵn sàng phản ứng đáp lại”.

Trến hết, Hoa Kỳ lo sợ cho số phận của Đài Loan mà họ ràng buộc bởi những cam kết chính trị, - ông Alexei Arbatov tiếp tục sự nhận định. Trung Quốc không loại trừ một giải pháp quân sự, mặc dù cả hai bên bờ đại dương đều không muốn điều này. Đồng thời, quan trọng đối với Lầu Năm Góc còn là việc thể hiện, họ sẽ không bỏ rơi các đồng minh khác trong khu vực. Trước hết, đó là Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo ông Alexei Arbatov, Washington chứng tỏ với các nước này rằng, sự kiềm chế quân sự đối với Trung Quốc phải rất thuyết phục. Ở Mỹ tin rằng, chỉ trong trường hợp này Trung Quốc mới sẽ không sử dụng vũ lực để bảo vệ những tham vọng và lợi ích kinh tế ngày càng tăng của mình trong khu vực.

Còn trong nhận xét của mình, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada, ông Pavel Zolotarev nhắc đến việc Washington đã bắt đầu chiếu sức mạnh vũ trang của nước này vào những khu vực đang nảy sinh trung tâm quyền lực mới:

“Trong số các trung tâm quyền lực mới có BRICS, với Trung Quốc là đối tượng nổi bật. Khu vực này còn có cường quốc đang lớn mạnh thứ hai là Ấn Độ. Nhưng Mỹ coi Ấn Độ như một đối tác có thể. Mặc dù nhiều khả năng, họ rất mong Ấn Độ trở thành nước đồng minh. Mỹ cũng coi Nga như một đối tác có thể, với khả năng tận dụng trong trường hợp nếu Trung Quốc tìm cách thâu tóm chức năng thủ lĩnh thế giới và đẩy Mỹ khỏi chiếc ghế chóp bu”.

Theo ông Pavel Zolotarev, thế nào đi chăng nữa, Lầu Năm Góc cũng hiểu rõ sự tăng trưởng của quân đội Trung Quốc. Họ đặc biệt lo lắng về hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc, về hoạt động chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 với công nghệ tàng hình, sản xuất tên lửa đạn đạo để đối phó với các nhóm tàu chiến sân bay. Washington còn vô cùng quan ngại trước thực tế Bắc Kinh hoàn thiện lực lượng hạt nhân chiến lược để đáp lại việc Mỹ triển khai cùng Nhật Bản hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực. Chiến lược quốc gia mới của Hoa Kỳ trù định sự tiếp cận vô điều kiện tới khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Trong khi ấy, Trung Quốc có thể trở thành một trở ngại nghiêm trọng cho điều này, - chuyên viên nhận định.


Theo TNNN

Không có nhận xét nào: