Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

HẢI QUÂN VIỆT NAM VÀ QUÂN CẢNG CAM RANH



 Quân chủng Hải quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam còn gọi là Hải quân Nhân dân Việt Nam, là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy, quản lý, xây dựng quân đội bảo vệ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Cơ quan chỉ huy là Bộ Tư lệnh Hải quân.

Hải quân Nhân dân Việt Nam có các binh chủng tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa - Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, tàu ngầm... nhưng không tổ chức bộ tư lệnh riêng.

Hải quân Nhân dân Việt Nam có các cấp đơn vị: hải đoàn, hải đội tàu, binh đoàn Hải quân đánh bộ, các binh đoàn bộ đội chuyên môn, các đơn vị bảo đảm phục vụ (ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần...).
  

Hải quân Nhân dân Việt Nam lấy ngày 7 tháng 5 năm 1955, ngày thành lập Cục Phòng thủ bờ biển thuộc Bộ Quốc phòng làm ngày thành lập hải quân. Còn ngày truyền thống là ngày 5 tháng 8 năm 1964, ngày đánh trả thành công chiến dịch Mũi Tên Xuyên - cuộc tập kích đầu tiên bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam.

Tháng 4 năm 1955, Bộ Quốc phòng thành lập Trường huấn luyện bờ biển và ngay tháng sau thành lập Cục Phòng thủ bờ biển, đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Cục Phòng thủ bờ biển chuyển đổi thành Cục Hải quân và đến ngày 3 tháng 1 năm 1964, Bộ Tư lệnh Hải quân được thành lập.
Ngày 18 tháng 5 năm 1959, thành lập Đoàn 135 (sau này đổi thành 140), đơn vị tàu tuần tiễu.
Ngày 13 tháng 9 năm 1975, tổ chức các đơn vị phòng thủ đảo.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hải Quân Nhân Dân Việt Nam đụng độ với Hải Quân Trung Quốc tại đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.
Ngày 31 tháng 8 năm 1998, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm lễ ra mắt.
Tháng 11 năm 2008, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trở thành một lực lượng độc lập với Hải quân Nhân dân Việt Nam

Hải quân Việt Nam ngày nay.
Cảng Cam Ranh (nhìn từ trên cao)
   
   Kể từ khi thành lập, Hải quân Việt Nam tiếp tục những trang sử của mình trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước. Trải qua 57 năm ra đời và trưởng thành, trước những biến cố của lịch sử, chúng ta hiện tại không những không còn chỗ dựa trên tinh thần "bốn tốt" của người láng giềng Trung Quốc mà ngược lại, chủ quyền đang ngày đêm bị Trung Quốc đe doạ.

Trước tình hình đó, Quân ủy TW, BQP đã quán triệt đường lối phát triển hải quân là Việt Nam tiến thẳng lên hiện đại không qua quá trình từng bước như một số quân binh chủng khác. Tạm điểm lại những đầu tư cho hải quân thời gian gần đây:

1. Một lữ đoàn tàu ngầm 6 chiếc kilo từ Nga giá khoảng hơn 1 tỉ đô la chưa kể dịch vụ hậu cần, kĩ thuật tại quân cảng Cam Ranh.
2. Hai tàu cao tốc tên lửa lớp Molyna và hợp đồng đóng mới thêm 10 tàu theo nhượng quyền tại Việt Nam.
3. Bốn tàu tuần tra lớp Svelyak.
4. Hai khu trục hạm Gepard 3.6(Projet 11661) mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Thời gian đến sẽ đóng thêm 2 chiếc cùng loại nhưng cải tiến đáng kể khả năng chống ngầm.
5. Có hợp đống ghi nhớ về việc đóng lớp tàu khu trục Sigma từ Hà Lan (Vẫn chưa ngã ngũ).
6. Thành lập binh chủng không quân hải quân với biên chế trực thăng từ châu Âu với sự tham gia của máy bay cảnh bảo, kiểm soát và chỉ huy của cảnh sát biển...

   Thời gian gần đây, không chỉ Nga là trọng tâm của việc mua sắm vũ khí mà chúng ta còn quan tâm đến việc đa dạng hóa trang thiết bị quân sự trong các quân binh chủng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất (có thể) tình trạng cấm vận...xảy ra, trong khi đó với quân đội ta việc sử dụng vũ khí Nga giống như người Việt ta ăn cơm dùng đũa vậy!
 
  Nhưng tương lai vẫn là một dấu hỏi?


    Xin đọc một bài viết trên báo Infonet.vn số ra ngày 07/05/2012 về QUÂN CẢNG CAM RANH! Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, năm 1979 các chiến hạm của Liên Xô tại quân cảng Cam Ranh vẫn án binh bất động trong cuộc tấn công của Trung Quốc lấn chiếm biên giới phía Bắc của VN! Nhưng Cam Ranh chưa phải là quân cảng duy nhất có nhiệm vụ án giữ vịnh Bắc Bộ !
  

                                            *         *
                                                  *

Để có cái nhìn đa chiều, nhà em xin giới thiệu cho các bác thêm một dự án của quân cảng Cam Ranh từ tập đoàn EDES Hoa Kì (Bài chỉ mang tính tham khảo) để cho các bác thấy rằng việc xây dựng nó không chỉ đơn thuần là xây dựng hay tàu ngầm chỉ mua về thành lập là xong!

Cảng hải quân quốc tế được thiết lập nhằm mục đích kinh doanh và cung cấp các dịch vụ như sau:

- Sửa chữa, trùng tu, và nâng cấp thiết bị , khí tài cho tàu hải quân ;
- Kho ký gửi trang thiết bị và khí tài quân sự cho công tác nâng cấp.
- Vị trí tạm trú ngắn hạn ;
- Vị trí xuất phát cho tàu trục vớt và máy bay cấp cứu ;
- Vị trí xuất phát cho tàu tiếp vận trên biển ;
- Vị trí xuất phát cho các phương tiện cấp cứu tàu ngầm ;
- Hậu cần và bồi dưỡng cho thủy thủ đoàn nước ngoài .

  Cảng hải quân quốc tế phải là đặc khu ngoại quan , có đầy đủ khả năng (phương tiện , dịch vụ và hạ tầng cơ sở ) để tiếp nhận các tàu quân sự quốc tế cung với thủy thủ đoàn cho các loại tàu như sau :

a) tàu sân bay ,
b) tuần dương hạm ,
c) khu trục hạm ,
d) khinh hạm ,
đ) tiếp vận hạm ,
e) vận tải hạm ,
f) tiềm thủy đỉnh ,
g) thủy phi cơ .

    Nói về cảng hải quân quốc tế thì phải tính đến sự có mặt dài hạn của các chuyên gia quốc tế và kỹ thuật viên công nghệ quốc phòng , trong đó cũng cần phải có các nhân viên đặc trách về xuất nhập cảnh , bộ phận sứ quán nước ngoài ( tùy viên quân sự ) .Với các công nghệ tiên tiến về khoa học xanh, sau đây là những điều kiện cụ thể cho một cảng hải quân quốc tế dựa trên các nhu cầu tổng hợp từ các cảng hải quân trong vùng thái bình dương . Quan trọng nhất là hạ tầng cơ sở, gồm có các mục như sau :

a) Nguồn điện : khả năng cung cấp điện trung bình khoảng 200 MW ( tùy khả năng tiêu dùng điện của cảng + 30% dự tốn ) thiết kế theo dạng luân chuyền cho mỗi đơn vị máy với công suất liên tục 10 MW , hệ thống điện dự phòng gồm có phong năng (100MW – thiết kế đồng bộ cho các quạt có công suất 2,5MW ) và quang năng ( dự trữ bằng pin ) hay có thể thay thế bằng hệ thống đốt rác thành điện .
b) Kho nhiên liệu : có cầu bơm ngoài khơi gồm các bồn chứa các loại nhiên liệu như: Mazout , D2 , JP54 , khí LPG và Butane .
c) Cầu tàu : gồm 8 cầu tiếp nhận tàu với kích thước 350m ( hay 100.000 tấn ) , 3 cầu dành riêng cho các thủy thành và tàu trục vớt , 2 cầu có trang bị công cụ bốc dở dành riêng cho tàu kiện hàng trọng tấn 50.000 tấn , 1 cầu dành riêng cho thủy phi cơ . Thiết kế cho các
cầu tàu và bến cạnh phần nước mặn phải được xây dựng , triển khai và bảo hành theo phương trình công nghệ cầu thả nổi ( mega-float technology ).
d) Kho bãi : kho lạnh ( diện tích 10.000 m2 ) , kho khô , kho khí tài
( thuê dài hạn ) , bãi container .
đ) Khách sạn và nhà nghỉ : khách sạn quốc tế 600 phòng với tiêu chuẩn 3 sao hay cao hơn, khu nhà nghỉ loại 3 phòng ngủ / 3 phòng tắm có bếp .
e)Giải trí : truyền hình vệ tinh, câu lạc bộ thể thao, phòng tập
thể dục dụng cụ , bể bơi , thư viện , sân quần vợt , sân golf .
f) Văn phòng cho thuê : loại A trọn gói .
g)Vận chuyển trong chu vi : sân ga dạng trong nhà cùng bãi đáp trực thăng ( heliport ) , xe điện monorail mẫu con thoi 2 chiều nối liền các cầu tàu với cơ sở , kho bãi , khách sạn, bệnh viện trong cảng .
h)Bệnh viện : 200 giường có phòng mổ , nha khoa , MRI , ICU ,
phòng thí nghiệm DNA và độc tố , hệ thống đốt rác y tế .
i)Khu thương mãi : gian hàng miễn thuế và nhà hàng .
j)Phân xưởng chuyên môn : sắt, thép, nhôm, đồng, điện, nhựa .
k)An ninh : trên không ( ra đa và thiết bị quan sát tầm xa ) , dưới nước, cổng ra vào, vòng đai, toán đặc nhiệm SWATvà CBRNe .
l)Hành chánh cảng vụ : hoa tiêu , phòng đăng kiểm , văn phòng điều hành, trung tâm dữ liệu và mạng thông tin và đài khí tượng thủy văn mẫu NexRad .
m) Phòng cháy chữa cháy : trên bộ và dưới nước .
 
Đơn vị nghiệp vụ CBRNE
Thường cảng hải quân quốc tế có độ sâu tối thiểu là 25 m , được trang bị riêng với 2 đường băng song song có chiều dài 4.000 m và chiều rộng 100 m , khoảng cách giữa 2 bìa đường băng là 60 m , trang bị rào cản an toàn thủy lực ; dành cho các mẫu chuyên cơ thương mãi đường dài (long-range freighter) hay không vận cơ chiến lược (strategic airlift) như AN-124 (Nga) , AN-225 (Nga) , A-400M (Âu châu) , A-380-800F (Âu châu) , C-17 (Hoa Kỳ) , C-5 (Hoa Kỳ) . Tuy nhiên trong vài trường hợp vì lý do địa hình và vị trí gần phi trường dân sự thì hải cảng.

Chú ý : một số trang thiết bị xử dụng cho cảng hải quân quốc tế thuộc công nghệ và ứng dụng quốc phòng, quản lý bởi luật định ITAR vì thế chúng tôi sẽ phải yêu cầu đơn vị chủ quản dự án vui lòng phát hành một số công văn cần thiết cho những trang thiết bị này và thông tin liên quan sẽ được di lý bởi Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho thủ tục tiền chấp thuận xuất khẩu ( Pre-Approval Request ) cho đơn vị xử dụng .

Tập đoàn EDES Group có đầy đủ tư cách pháp nhân , khả năng chuyên môn để tư vấn và hỗ trợ cho chương trình xây dựng , đồng thiết kế , chuyển giao công nghệ , quản lý dự án , cung cấp các trang thiết bị chính yếu hay công nghệ cao và mọi phương tiện hỗ trợ cho cảng hải quân quốc tế.

Cảng hải quân quốc tế nếu như được thiết lập tại vùng Cam Ranh, gồm đủ các hạ tầng và phương tiện hỗ trợ theo tiêu chuẩn quốc tế như trên thì giá trị dự án ước tính khoảng 7 tỷ Mỹ Kim theo thời giá năm 2011 ; nếu khai thác 85% năng suất cảng thì thời gian thu lại nguồn vốn ước tính là 8 năm với dự chi giá sinh hoạt tăng 5% / năm ( hay theo GDP ) và đã khấu trừ kinh phí điều hành hằng năm; dự chi tổng kinh phí điều hành cảng hằng năm khoảng 5% kinh phí đầu tư gốc .

Thời gian khởi công xây dựng cho đến khi hoàn tất ước tính khoảng 6 năm nhưng bắt đầu triển khai công tác tiếp thị vào đầu năm thứ 2 và đưa vào khai thác theo tiến độ vào năm thứ 4 . Cảng hải quân quốc tế có khả năng tiếp nhận ước tính trung bình khoảng 20 triệu tấn tàu / năm , thời gian tiểu tu là mỗi 2 năm , thời gian trung tu là mỗi 5 năm , thời gian sử dụng trước khi nâng cấp là 10 năm và tuổi thọ trước đại tu là khoảng 19 năm .

NSGV  Tổng hợp


Bài liên quan:Chuyên gia Trung Quốc ‘lo lắng’ về tương lai cảng Cam Ranh

1 nhận xét:

Đơn vị tác chiến điện tử nói...

Đọc các bài báo về quân sự gần đây thì có vẻ tung hô quân ta và dìm hàng quân địch quá mức, dễ gây tâm lý chủ quan coi thường địch, như vậy là rất không ổn. Trong bài viết hôm nay, E trưởng xin phép chỉ ra 1 vài điểm yếu chí tử trong quân đội ta, cụ thể là lực lượng Hải Quân.

Như các đồng chí đã biết, gần đây HQ được tập trung hiện đại hóa nhanh chóng nhằm theo kịp với tình hình căng thẳng trên biển Đông. Liên tiếp các thông tin về mua sắm trang bị cho HQ cho chúng ta cảm giác an tâm hơn, tuy nhiên HQ ta vẫn có rất nhiều lỗ hổng, điển hình là những vấn đề như sau.

1. Tàu hiện đại quá ít, lực lượng đông đảo vẫn là các tàu cũ từ lâu

Như hiện tại, lực lượng tàu tên lửa mặt nước của chúng ta gồm các ngôi sao như 02 tàu project 1166.1E Gepard , 02 tàu project 1241.8 Molniya. Ngoài ra còn 01 tàu BPS-500, 02 tàu pháo TT-400TP và 06 tàu pháo project 10412 Svetlyak. Còn lại lực lượng chủ yếu vẫn là các tàu tên lửa đời cũ như project 1241.RE, project 205 Tsunami, project 206M và project 206 Shtorm. Chúng ta có thể lập luận rằng cách sử dụng hợp lý sẽ giúp tận dụng các tàu này một các hiệu quả. Nhưng không thể phủ nhận việc đây đều là các tàu cũ, khả năng tác chiến hạn chế so với các tàu hiện đại của đối phương.

2. Khả năng phòng không và chống ngầm kém

a. Phòng không
Hiện chúng ta không có khả năng phòng không hạm đội, tất cả chỉ dừng lại ở phòng thủ điểm tầm gần, tàu nào lo tàu đó. Vũ khí phòng không chủ yếu của các tàu hiện nay là CIWS AK-630M và tổ hợp pháo-tên lửa Palma (2 tàu Gepard). Ngoài ra, cấu hình gốc của project 1166.1 có 1 dàn tên lửa tầm trung OSA-M nhưng khi về ta thì đã bị loại bỏ. Việc phòng không tầm xa hiện nay dựa hoàn toàn vào Không Quân, điều này hạn chế khả năng tác chiến xa bờ và chủ động phòng thủ khi bị tấn công. Việc trang bị một tàu phòng không hạm đội vẫn còn chưa được bàn tới, vì vậy đây là lỗ hổng tương đối lớn của Hải Quân.

b. Chống ngầm
Hiện tại lực lượng chuyên chống ngầm của ta chỉ bao gồm 05 tàu project 159 với vũ khí chống ngầm chính là 3 ngư lôi 533mm và các dàn rocket RBU-6000. Trong số đó 2 tàu đã thay dàn rocket RBU-6000 bằng đại liên 14.5mm. Ngoài ra, ta không có tàu chống ngầm hiệu quả trong điều kiện tác chiến hiện đại. Các tàu ngầm project 636 còn lâu mới về, vì thế chúng ta đang có lỗ hổng rất lớn trong việc bảo vệ các biên đội tàu chiến.

3. Huấn luyện

Việc huấn luyện tác chiến với khí tài hiện đại của chúng ta hiện nay là rất nghèo nàn. Do kinh phí rất ít nên việc tập trận bắn đạn thật với các tàu tên lửa là gần như không có, mọi việc huấn luyện hoàn toàn nằm trên buồng mô phỏng (với tàu project 1241.8) hoặc huấn luyện chay. Điều này sẽ làm cán bộ chiến sĩ khó làm chủ thiết bị khí tài hiện đại, đồng thời gây ra sự bị động khi có tình huống xảy ra. Đây được đánh giá là điều nguy hiểm nhất trong thời điểm hiện nay.

Trên đây là một số điểm yếu của Hải Quân ta hiện nay. Có thể còn nhiều thiếu sót, đề nghị các đồng chí quăng gạch nhẹ tay ;)) Hẹn các đồng chí vào bài viết sau về Không Quân.