Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

VÌ SAO TÔI SẼ KHÔNG KÍ VÀO THƯ PHẢN ĐỐI CP NHẬT BẢN



  Trong mấy ngày qua, đã có hàng trăm phản hồi từ những người quan tâm. Đại đa số mọi người ủng hộ việc không xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn băn khoăn, trong đó có tôi, vì cách thức làm của chúng ta chưa được thuyết phục. 

  Tôi là một giảng viên Vật Lý. Từ lâu tôi cũng đã đọc và trăn trở về ĐHN ở VN nhưng chưa có ý kiến vì thấy chưa đủ lý lẽ, thông tin để nói đến ĐHN. Tuy nhiên tôi vẫn muốn có ĐHN ở VN. Vì có ĐHN chúng ta sẽ có công nghệ, làm chủ được nó...Tôi tin người VN làm được như đã làm với vũ khí hiện đại, hóa dầu, công nghệ thông tin...

  Nay có  thư phản đối này tôi cũng rất lo. Ý kiến của một số người soạn thư cũng chỉ là ý kiến cá nhân. Một khi đã quyết định gửi một thư kiến nghị hay phản đối thì thông tin phải chính xác, thuyết phục, cách trình bày phải rõ ràng mạch lạc. Phải cân nhắc từng câu từng lời. Khi đó người đọc họ mới nghiêm túc tiếp cận và xem xét vấn đề.

   Nói về thư kiến nghị này, xin chưa nói đến tấm lòng của người viết, nhưng kỳ thực bức thư còn có nhiều thông tin không chính xác, như nhiều bạn đọc đã cho ý kiến. Xin đưa thêm 1 ví dụ: câu "vụ nổ kinh hoàng tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl vào năm 1986 đã giết hại hằng ngàn người Nga tại nước Liên Bang Sô Viết trước kia, hủy hoại cuộc sống của nhiều triệu người dân tại Nga, Ukrai kéo dài nhiều thế hệ và gây ô nhiễm các chất phóng xạ chết người trong một vùng đất to lớn tại Bắc Âu kéo dài trong nhiều ngàn năm". Nên nhớ - Vụ Chernobyl xảy ra ở nước CH Ucraina, thời còn Liên bang Xô Viết nên không thể dùng từ "giết hại hằng ngàn người Nga" mà là người "Liên Xô" - chính xác phải là "hằng ngàn người dân Ucraina".

  Đây không phải là một văn bản ngoại giao, nếu xét về văn phong
.
  Chúng ta phản đối chính phủ Nhật Bản là chúng ta "giận cá chém thớt". Là "gắp lửa bỏ tay người". 
  Tại sao chúng ta không phản đối CP Việt Nam? Quốc Hội đã thông qua, nếu Nhật từ chối, Trung Quốc sẽ nhảy vào, tác họa còn khôn lường! Ai sẽ chịu trách nhiệm đây???

  Nếu  có phản đối ĐHN ở VN tôi cũng không phản đối kiểu này. Nước Nhật không có lỗi trong việc này. 

Tôi e "làm hại quan hệ Nhật - Việt không ai bằng các ông soạn kiến nghị này" (mượn ý Ngô Bảo Châu).

  Nguyen Hong 

Xin đưa một số ý kiến khác của bạn đọc để quý vị tham khảo:

người dân đã nói
Quyết tâm của “trung ương’ là đã rõ . Phản đối như vụ bô xít lớn như vậy nhưng bô xít vẫn cứ làm . Vấn đề và quả bóng là ở phía ta chứ không phải là ở phía Nhật Bản. Đừng làm ầm ĩ mà Nhật bản họ rút rồi Trung quốc lại có cớ nhảy vào thì “toi” đấy !

hichcongly đã nói

Theo tôi thì nên thay đổi hầu hết nội dung thư và nên có ý chính như sau :
Việc giúp đỡ vốn để Việt Nam xây dựng và phát triển , trong đó có xây dựng nhà máy điện hạt nhân là đóng góp vô cùng to lớn và đáng ghi nhớ của nhân dân Việt Nam đối với Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản . Tuy nhiên do hoàn cảnh hiện nay , cơ chế do chế độ chính trị của Đảng Cộng Sản tạo ra đã tạo ra rất nhiều tiêu cực, thất thoát và ảnh hưởng hầu hết tới chất lượng và an toàn của các công trình , tình trạng tham nhũng , rút ruột , ăn bớt nguyên vật liệu để các công trình nhanh chóng xuống cấp đang là đại họa của quốc gia chúng tôi nên chúng tôi lo ngại với những công trình lớn như xây dựng nhà máy điện hạt nhân với tình trạng này , khó mà yên tâm về an toàn sau này . Chúng tôi không có điều kiện và chức năng tiếp cận , giám sát các công đoạn nên tha thiết đề nghị Chính phủ Nhật Bản cùng những người tham gia vào việc đầu tư, cho vay hãy lập các giao kèo chặt chẽ , giám sát từng công việc và lập ủy ban giám sát công trình theo nguyên tắc xây dựng và thi công đúng kỹ thuật . Đồng thời chúng tôi cũng yêu cầu phía chính phủ Nhật tổ chức các cuộc hội thảo để chứng minh việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam là hợp lý và hiện tại ở Nhật là không hợp lý . Tổ chức hội thảo như vậy sẽ giải tỏa được những nghi ngờ đang có trong nhân dân Việt Nam để nhân dân Việt Nam hiểu nhiều hơn vễ các giúp đỡ , hỗ trợ của chính phủ và nhân dân Nhật Bản

Khách đã nói

Phản đối chính quyền Nhật thì giữa người Nhật và người Việt cùng là con người còn thông hiểu nhau.
Phản đối lãnh đạo và lý luận đương quyền Việt Nam là bác Thaodan phản đối mấy con đỉnh cao trí tuệ, dù Thaodan có gữi mười phản đối nó cũng không thèm nghe và còn cho công an bắt bác nữa đó

Hai Lúa đã nói

Người Nhật họ rất nhạy cảm, chỉ cần cái thư phản đối gửi tới là họ đủ hiều rồi. Bản thân họ cũng đã lưỡng lự trong dự án này.
Phần đầu ghi “Kính thưa thủ tướng ” nên ghi rõ ra “Kính thưa thủ tướng chính phủ Nhật Bản Yoshihito Noda”
Một số ý viết còn trùng lấp.
Đoạn cuối các bác có thể viết “chúng tôi những công dân Việt Nam mong mỏi nhận được sự cảm thông sâu sắc của ngài và những ai có trách nhiệm trong vụ việc trên, hãy cân nhắc xem xet một cách thấu đáo đứng trên tinh thần của những người yêu chuộng hoà bình, yêu chuộng môi trường, yêu qúy con người để có những quyết định đúng đắn và kịp thời nhằm ngăn chặn có hiệu quả những đáng tiếc có thể xảy ra. Nhân dân Việt Nam luôn luôn xem nhân dân Nhật Bản là người bạn tốt và có ý thức giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia hai dân tộc. Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến sự quan tâm của qúy ngài và mong nhận được ý kiến phản hồi trong thời gian sớm nhất ”
Hai lúa chỉ suy nghĩ theo ý kiến chủ quan, mong các bác bỏ qua nếu có gì thiếu xót.
Khi lá thư hoàn chỉnh và số lượng người ký khoảng 100-200. các bác hãy gửi ngay.

Hai Lúa đã nói

“Đây là một hành động vô trách nhiệm nếu không nói một hành động vô nhân đạo và không đạo lý của chính quyền Nhật Bản đối với đất nước và dân chúng Việt Nam nếu đem so sánh với việc làm của chính quyền Nhật Bản lo cho an nguy của dân chúng Nhật Bản, nếu không coi đây là một hành động phi pháp và đi ngược lại đạo lý của loài người. Nếu chính quyền Nhật Bản đã quyết định ngưng hoạt động tất cả 54 nhà máy điện nguyên tử, thì Nhật Bản không được trợ giúp tài chánh và cùng lúc cho phép các công ty của Nhật Bản xây nhà máy điện nguyên tử tại các nước khác.
Chúng tôi, những người Việt Nam quan tâm từ trong và ngoài nước, viết thư này phản đối chính phủ Nhật Bản quyết định trợ giúp việc xây nhà máy phát điện nguyên tử tại Việt Nam. Chúng tôi thỉnh cầu ông và chính phủ Nhật Bản lập tức rút lại hành động phân biệt dân tộc, vô trách nhiệm và không đạo lý này.”  (hết trích)

Xin các bác cân nhắc thật kỹ những lời phát ngôn trong hai đoạn cuối này, chúng ta có thể nói rằng “họ phân biệt đối xử dân tộc Nhật với nhân dân Việt Nam”, hành động thiếu cân nhắc, thiếu chín chắn khi đứng trên vấn đề về nhân quyền, nguy cơ thảm hoạ về vấn đề môi trường…… Chúng ta có thể gợi lên những nỗi đau mà nhân dân Nhật bản đã từng gánh chịu “hơn bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới, người Nhật vô tội hiểu rõ nỗi đau chiến tranh do vũ khí hạt nhân gây ra”, hay nhắc lại cuộc viếng thăm hồi tháng tư vừa qua của ông Nguyễn Tấn Dũng “chúng tôi đã quan sát, theo dõi và lắng nghe ý kiến phản biện từ những người Nhật chân chính, họ không tán thành bài phát biểu của ông Dũng” hay “việc cố tình xây dựng nhà maý điện hạt nhân ở Bình Thuận là ý kiến của một thiểu số những người trong lãnh đạo chính phủ, không phải là ý kiến của đại đa số người dân VN”
Mong các bác cân nhắc, dùng câu từ "vô trách nhiệm, vô nhân đạo, không đạo lý" theo Hai Luá không nên chút nào.

Hai Xe Ôm đã nói

Thế nào mới là hành động vô trách nhiệm?
Không có một người yêu nước nào lại phản đối việc quốc gia khác hỗ trợ để đấu tư phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mình, bất kể mình có ủng hộ chế độ đó hay không.
Một dự án đầu tư cần phải được đánh giá trên cơ sở phân tích lợi ích chí phi và một số mục tiêu kinh tế xã hội khác. Tất nhiên tất cả vấn đề này đã được thể hiện rõ trong báo cáo dự án đầu tư và tôi không dám múa rìu qua mắt thợ.
Tôi chỉ xin đưa ra một số vấn đề nhỏ:
1. Sự cần thiết của dự án: Rất cần thiết, nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng “giá rẻ” của người dân, hạn chế gánh nặng cung ứng cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện vừa góp phần giảm bớt chi phí điện cho chính các “Quý vị phản đối”.
2. Giá trị lợi ích của dự án: Sử dụng vốn hỗ trợ của Nhật Bản với chi phí thấp và góp phần cải thiện cơ sở vật chất của đia phương.
3. Rủi ro: Chưa ai đảm bảo độ an toàn tuyệt đối của các nhà máy điện hạt nhân, chưa kể khả năng đầu tư xây dựng vận hành và quản ly của chúng ta còn yếu kém, chưa kể tình trạng tiêu cực thất thoát.
Như vậy một dự án quan trọng có giá trị hàng trăm triệu USD, thể hiện thành ý của Chính phủ Nhật đối với nhân dân và Chính phủ Việt Nam và đã được thẩm định bởi những chuyên gia, những cố vấn có uy tín.
Tại sao những nhà “pha học” nổi tiếng lại “CỰC LỰC PHẢN ĐỐI CHÁNH PHỦ NHẬT BẢN VIỆN TRỢ.. VÀ YÊU CẦU HỦY BỎ NGAY HÀNH ĐỘNG VÔ TRÁCH NHIỆM VÀ PHÂN BIỆT “. Tôi băn khoăn liệu họ hiểu và biết cái mà họ đang cực lực phản đối hay không?
Thay vì vậy, chúng ta hãy tập hợp ý kiến của các nhà khoa học chuyên ngành thực thụ, các nhân sĩ trí thức có trách nhiệm, yêu cầu được tiếp cận và phản biện khoa học với dự án đầu tư này, để cùng với Chính phủ tìm ra biện pháp xử lý cuộc khủng hoảng năng lượng.
Đó mới là hành động có trách nhiệm.
Tôi băn khoăn với văn phong đoạn trên đây; viết như vậy nghe ra không ổn lắm, vì trên thực tế, Nhân dân và lãnh đạo Nhật Bản giúp đỡ nhân dân ta rất nhiều trong những năm qua thông qua các nguồn tài trợ như mọi người đã biết.
Vẫn biết, Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), một khi thảm họa xẩy ra là khôn lường (thực tế tại Liên xô trước đây và Nhật Bản vừa qua đã nói rõ điều này); với Nhật Bản, vì là nước có động đất thường xuyên, cho nên Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản họ buộc phải hủy bỏ tất cả các NMĐHN cũng là dễ hiểu; tuy nhiên, do là quốc gia văn minh, phát triển hang đầu thế giới, cho nên người Nhật sẽ tìm ra giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu điện năng của họ trong tương lai.
Ngược lại, đối với Việt Nam, làm NMĐHN cũng không xong, mà không làm cũng chẳng được; thủy điện thì như mọi người đã biết, rừng thì đã phá hết, dần tới đây, các nhà máy thủy điện cũng sẽ không còn nước để phát điện nữa là khác (hiện ở Đăk Lăk đã có một vài nhà máy thủy điện nhỏ đã trong tình trạng này); không những thế, khi rừng đã phá hết, nay mai sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất lúa nước ở hạ nguồn (không còn nước cho các hồ chứa để phục vụ tưới tiêu, bị sa mạc hóa…; hoặc khi lũ xẩy ra thì hậu quả như đã thấy trong mấy năm qua…); đây sẽ là một vấn đề lớn mà nước ta sẽ gặp phải trong tương lai gần.
Làm hay không làm NMĐHN thì cần phải bàn thêm; nhưng nếu như có làm, trong đó những hạng mục chính mà để cho người Việt Nam làm thì nghe chừng không ổn, Đập thủy điện Sông tranh 2 là một ví dụ điển hình; Cũng không biết đâu được, có khi nhà thầu Trung cộng lại là nhà thầu chính cũng nên (Đường sắt cao tốc nếu không bị phản đổi thì đã diễn ra đúng như vậy), khi đó thì thảm họa nếu có xẩy ra sẽ là thảm họa kép.
Tóm lại, đoạn viết trên đây, theo tôi là phải thay đổi, vừa để Chính phủ Nhật Bản cần suy nghĩ nghiêm túc, và cùng với các nhà khoa học Việt Nam tìm ra giải pháp phù hợp; đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ Việt Nhật trong tương lai. (đặc biệt là “đường lưỡi bò” của Tàu đang là vấn đề lớn đối với Việt Nam, cũng như Senkaku/ Điếu ngư đối với Nhật Bản).
Mạo muội có đôi lời góp ý như vậy, nếu có gì không phải, mong các bác thông cảm.
Điều mà tôi băn khoăn ở đây chính là tham nhũng trong quá trình đầu tư xây dựng; ngay cả khi chưa xẩy ra động đất, sóng thần.. mà đã có tai họa rồi mới là đáng sợ.

Hai xe ôm đã nói 16/05/2012 lúc 14:55

 
Tôi đề nghị nhóm đại diện một số vấn đề sau:
- Mời thêm những nhà khoa học, những chuyên gia có kinh nghiệm về năng lượng hạt nhân( có người nước ngoài càng tốt) để làm nhóm hạt nhân.
- Điều chỉnh lại nội dung lá thư. Nếu gởi cho phía Nhật thì nên là thỉnh nguyện hay yêu cầu. Vì điều đó sẽ dễ được thông cảm hơn từ phía người dân Nhật, những người đã hỗ trợ chúng ta rất nhiều. Sẽ là vô cùng bất nhã nếu chúng ta phản đối người giúp chúng ta, tất nhiên không đề cập đến mục đích của khoản vay. Vì, chính chúng ta (Chính phủ) mới là người quyết định sử dụng khoản vay để xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Lá thư được điều chỉnh và cập nhật cho đến khi mọi người thống nhất mới gởi, và hạn chót cũng không nên bó buộc phải 21/5.
- Ngoài những nơi nhân ghi trong lá thư, chúng ta cần gởi đến các cơ quan thông tấn báo chí Nhật Bán và các tờ báo lớn co uy tín trên thế giới.
- Lá thư gởi cho người Nhật thì nên vừa có bản tiếng Anh vừa có bản tiếng Nhật, chưa kể bản tiếng Việt.

 Phạm văn Điệp  đã nói

Trân trọng. Kính gửi các quý anh chị

Tôi đã đọc thỉnh nguyện thư của quý anh chị cho Thủ tướng Nhật phản đối việc viện trợ cho VN xây nhà máy điện nguyên tử .  Theo tôi thì lá đơn này rất có hại cho Việt Nam và rất có lợi cho chiến lược lâu dài của Trung Quốc . Việt Nam rất cần công nghệ cũng như sở hữu về kỹ thuật hạt nhân và vật liệu  để chủ động và linh hoạt sử dụng khi cần thiết . Nếu có cơ hội thì phải sở hữu và nếu để kéo dài thì sẽ tới 1 ngày , Trung Quốc là nước cản VN có vật liệu và công nghệ này . Hãy hủy ngày đơn này đi . Tôi biết các quý anh chị rất trăn trở , tâm huyết với tiền đồ của dân tộc Việt Nam , mọi đóng góp và dấn thân của quý anh chị rất hiệu quả , song việc sẽ vận động với thỉnh nguyện thư này thì tôi cho rằng không nên và rất có hại . Bao giờ cả thế giới không dùng hạt nhân nguyên tử thì lúc đó hãy nghĩ đến lá đơn này .
Kính thư
Phạm văn Điệp



2 nhận xét:

Viet Minh nói...

TIN NÓNG! 9h15′ – Có khoảng 7-8 tên xã hội đen núp bóng “thương binh” bao vây Viện Hán Nôm, xông vào tận Thư viện đe dọa TS Nguyễn Xuân Diện và CBCNV ở đây.
10h – Tin từ CTV và cán bộ Viện Hán Nôm: đã gọi công an phường, Cảnh sát 113 từ hơn 1 giờ đồng hồ trước, nhưng vẫn chưa đến (có lý do là đi họp). Hiện các bạn bè TS Diện tập trung ở ngoài, chưa được vào. Đám côn đồ vào phòng TS Diện, yêu cầu ông đóng trang blog, giao nộp máy tính, … Chúng còn làm trò tụt quần ăn vạ ngay trong Viện.

11h25’ – Đã liên lạc được với TS Nguyễn Xuân Diện, ông cho biết: đám côn đồ yêu cầu gỡ bỏ nội dung bức Thư gửi Thủ tướng Nhật về điện hạt nhân (lạ há?). TS Diện đã chấp nhận. Cho tới khi đám này ra về vẫn chưa có công an tới.

Xã hội đen giờ rảnh và tầm nhìn cao quá – quan tâm tới điện hạt nhân!

Theo PHAIR ZIOS

Thương binh giờ cũng tham gia chính trị đây. Mình không ký thư phản đối CP Nhật nhưng không tham gia vụ thương binh này đâu nhá.

Theo blog Nguoilotgach nói...

Một ý kiến trao đổi(trích từ mail):
Các bạn ở Tokyo thân mến,


1/ Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại VN có thật sự cần thiết và an toàn hay không là 2 vấn đề lớn cần được nghiên cứu và thẩm định nghiêm túc trong bối cảnh VN cần điện năng để phát triển nhưng thiếu vốn và con người có trình độ quản lý nhà máy điện hạt nhân. Tuy vậy tại sao Đ. lại đưa ra "chủ trương lớn" về việc xây dựng NMĐHN trong khi đang có nhiều ý kiến phản đối ?! Quan hệ Nhật-Việt cần phải có điện hạt nhân vì Nhật muốn xuất khẩu kỹ thuật này qua ODA chăng ? Trong cuộc gặp gỡ Nhật-Việt giữa TTg NT Dũng và Thủ tướng Noda gần đây cũng đã tái xác nhận việc hợp tác này !

2/Trong khi đó, động thái cho khởi động lại một số lò điện hạt nhân ở Hokkaido, Kansai... đang được đẩy mạnh và chính phủ của ông Noda cũng đã thiên về xu thế này để giải quyết thiếu hụt điện năng trước mắt(trong mùa hè năm nay) mặc dù vẫn giữ nguyên tắc là tiến đến một xã hội không có điện hạt nhân trong tương lai!

3/Ở VN các vị đã thảo thư gửi ông Noda, và tiếp đến là thư cho Thượng/Hạ viện NB để kêu gọi ngừng hợp tác...thì theo tôi "đối tượng" để gửi thư phản đối là chính phủ (ông NT Dũng) và QH VN thì hợp với lô-gíc hơn. Giả như sau này CP VN kí kết mua nhà máy điện hạt nhân của Nga hay của TQ...lúc đó trí thức Việt lại viết thư phản đối ông Putin và ông Hồ Cẩm Đào ? Vì vậy, tôi thấy việc viết thư phản đối phía Nhật là vội vàng và gửi không đúng đối tượng ! Ta nên đấu tranh với chính quyền VN kêu gọi ngừng việc xây dựng NMĐHN và trên cơ sở đó bày tỏ ý kiến đối với người bán (CP Nhật) thì dễ thuyết phục hơn chăng.

4/ Rất tiếc các anh ấy (Nguyễn Thế Hùng là chỗ quen biết) đã không hỏi thì tôi chẳng "xía" vào nhưng ủng hộ việc phản đối xây dựng (của bất cứ nước nào...) thì tôi sẵn sàng chia sẻ, và hợp tác nếu các anh ấy thấy cần...