Xin
được trích đăng bài viết của Blogger Nguyễn Ngọc Long để giải đáp một phần nào
những thắc mắc của độc giả về những phản ứng của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Việt Nam khi liên tục lặp lại thông điệp phản đối (theo cách gọi của cư dân
mạng là “nhai đi nhai lại”) cũng như Chính phủ Việt Nam “nhu nhược” trước những
hành động ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian qua. Bài viết được dựa
theo những điều “mắt thấy tai nghe” trong chuyến đi Trường Sa của blogger này.
*********
Hôm
trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ
Ngoại Giao Việt Nam “nhai đi nhai lại” các thông điệp phản đối khi Trung Quốc
có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm
gì? Thật bất ngờ khi câu hỏi này thu hút một số lượng lớn các bạn vào thảo luận
và đưa ý kiến cực kỳ nghiêm túc. Theo đó, hàng trăm comments đã được gửi lên.
Tổng hợp lại thì có các ý lớn thế này:
1.
Việc “nhai đi nhai lại” này là cần thiết để mai mốt nếu Việt Nam có kiện ra tòa
án Quốc Tế thì cũng có bằng chứng.
2. Các bạn tin tưởng tuyệt đối vào sách lược của Chính phủ trong vấn đề biển đảo. Dù có những cái các bạn vẫn thấy “mơ hồ” nhưng các bạn cho rằng nếu làm cho mọi thứ “rõ ràng” hơn thì không còn gì gọi là bí mật và khi đó Trung Quốc có thể dễ dàng đối phó.
3. Ủng hộ việc dùng vũ lực
4. Kiện ra tòa án quốc tế2. Các bạn tin tưởng tuyệt đối vào sách lược của Chính phủ trong vấn đề biển đảo. Dù có những cái các bạn vẫn thấy “mơ hồ” nhưng các bạn cho rằng nếu làm cho mọi thứ “rõ ràng” hơn thì không còn gì gọi là bí mật và khi đó Trung Quốc có thể dễ dàng đối phó.
3. Ủng hộ việc dùng vũ lực
5. Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
6. Tăng cường hỗ trợ giúp ngư dân bám biển
7. Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và văn hóa
8. Tăng cường năng lực quân sự
Mình
cực kỳ trân trọng các ý kiến đóng góp kèm theo những giải thích, lập luận xác
đáng của tất cả các bạn. Còn trong phạm vi những gì mình hiểu biết thông qua tự
tìm tòi nghiên cứu, phỏng vấn những người có ảnh hưởng, có uy tín trong xã hội
và Chính phủ, thông qua thực tế mắt thấy tai nghe khi ra Trường Sa và tiếp xúc
với các chiến sĩ, mình xin được cung cấp thêm thông tin thế này để các bạn tham
khảo nhé.
1.
Trung Quốc là nước lớn, mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt như Kinh tế, Quân sự, Vũ
khí, Đạn dược và tiếng nói trong Cộng đồng Quốc tế. Nếu “đánh nhau” tay đôi,
thắng thua không biết, nhưng chắc chắn phía chịu thiệt hại nặng nề là Việt Nam
của chúng ta. Khi nói chuyện với các tướng lĩnh từ cấp thấp đến cấp vừa, cấp
cao của Việt Nam, mình phải ghi nhận một điều là chẳng ai “run sợ” nếu buộc
phải sa vào tình thế chiến tranh. Chúng ta “anh hùng” 1, họ anh hùng gấp 1
triệu lần. Khi chúng ta hứa hẹn này kia trên bàn phím, họ đã và đang anh hùng
bằng những hành động và việc làm thiết thực.
Các
bạn có biết trong một chuyến đi đón công binh làm nhiệm vụ xây dựng từ một đảo
chìm về lại đất liền, tai nạn đã xảy ra. Không rõ vì lý do gì mà chiến sĩ công
binh này mất tích (có giả thiết trượt trân ngã rơi xuống biển khi đang câu cá).
Rất nhiều tàu cứu hộ đã được phái ra vùng biển đó cấp tốc tìm kiếm trong nhiều
ngày trước khi chấp nhận mất đi 1 người đồng đội. Dù đó là điều không ai mong
muốn nhưng toàn bộ các chiến sĩ có mặt trên tàu cũng như các cấp chỉ huy tại
đất liền đã bị kỷ luật từ quân đến tướng. Mất vạch, mất sao và nhiều hình thức
kỷ luật cộng thêm khác nữa. Kể chuyện này để các bạn hiểu rằng mạng sống con
người không phải là thứ để mang ra làm chuyện mua vui như vậy được. Mình nhấn
mạnh, đó là sự mất mát của chỉ duy nhất 1 người.
Các
bạn có biết khi Trung Quốc cử tàu hộ tống mang dàn khoan khổng lồ cao hàng trăm
mét ra tìm cách thả xuống biển Đông để khai thác dầu khí, chiến sĩ của chúng ta
trên các nhà giàn đã phải thay nhau theo dõi ngày đêm, kết hợp chặt chẽ với chỉ
huy tại đất liền để giám sát nhất cử nhất động của tàu địch. Nếu bất cứ khi nào
đội tàu hộ tống này có dấu hiệu ngưng lại tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam
thì lập tức chúng ta phải cử tàu chiến ra “xua đuổi” không cho dàn khoan này
được thả xuống dù với bất cứ lý do gì. Chúng ta “tuyệt đối yếu” hơn đối phương,
trong khi chúng lại thường xuyên gây hấn, kích động để Việt Nam “ra tay” trước.
Khi ấy, chúng sẽ có lý do hợp pháp để đánh chiếm vào những hòn đảo của chúng
ta.
Nếu
tình huống xấu nhất là Trung Quốc chiếm thành công 1 đảo của Việt Nam (điều này
khó có khả năng xảy ra) thì chúng ta sẽ làm gì? Lên tiếng nhờ cộng đồng quốc tế
ủng hộ mình ư? Cũng được, nhưng Trung Quốc sẽ ngay lập tức la làng lên rằng họ
không đi xâm lược, không đi đánh chiếm đảo của Việt Nam. Họ chỉ đang “đòi lại”
những gì thuộc về “chủ quyền bấy lâu nay” của họ. Trung Quốc sẽ ngay lập tức
ngang ngược nói rằng chính Việt Nam mới đi chiếm đảo của Trung Quốc và bây giờ
“bị lấy lại”. Hãy nhìn vào những gì Trung Quốc đang ngày đêm bắc loa tuyên bố
một cách trơ trẽn về Hoàng Sa sẽ hiểu điều mình nói. Tất cả những gì Trung Quốc
CẦN, CẦU MONG VÀ CHỜ ĐỢI LÚC NÀY chính là một hành động thiếu kiềm chế bất kỳ
từ phía Việt Nam để họ có thể đàng hoàng phát pháo. Và đó cũng chính là điều mà
tất cả chiến sĩ của chúng ta ngoài hải đảo phải thuộc nằm lòng. Phải luyện chí
rèn gan, giữ vững lập trường và kiên định để tránh tuyệt đối phạm vào sai lầm
như vậy.
2.
Còn về vấn đề kiện tụng, ngay khi ngồi ở trên tàu ra Trường Sa mình đã hỏi một
luật sư có tiếng. Cô ấy nói Việt Nam không thể nào làm như vậy được. Thứ nhất,
chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (bạn nào có comment ý này vô
cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần “lên gân” với Trung Quốc thì có thể hàng
chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những đòn đánh vào kinh tế.
Để thoát ra khỏi sự lệ thuộc này, cần rất nhiều nỗ lực và thời gian (>>
Việt Nam cần giảm lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc). Thứ hai, ngay cả nếu chúng
ta “kiện thắng” thì tòa án Quốc tế cũng không có chức năng hành pháp. Họ CHỈ CÓ
THỂ KÊU GỌI bên “thua kiện” thực hiện điều ABC nào đó. Tòa án Quốc tế không
giống như tòa án trong nước để có thể có chế tài buộc ông A bà B nào đó phải
vào tù hay ông C phải bồi thường cho bà D vài chục triệu, trả lại tang vật
trong vụ án v.v… Tức là đừng quá kỳ vọng việc tòa án Quốc tế sẽ giúp chúng ta
bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ai
đó nói rằng chúng ta cần “đánh động” thì xin thưa, việc đi kiện tụng như thế
chẳng đánh động được cái gì ngoài việc khiến cho Trung Quốc có cớ sử dụng các
đòn trừng phạt phi quân sự nhắm tới Việt Nam. Cùng với đó, họ sẽ dùng ảnh hưởng
của mình để gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh
tế v.v… Trong khi đó, cái mà chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ
của cộng đồng Quốc tế. Thế nên phương án kiện là KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ, vì
chúng ta sẽ bị hại nhiều hơn lợi. Và cũng cần nói thêm rằng việc “tranh thủ sự
ủng hộ của cộng đồng Quốc tế” không đồng nghĩa với việc phụ thuộc hoàn vào vào
một “Quốc gia đồng minh” nào cả. Thật ngây thơ khi cho rằng Mỹ, hay Nga hay
Nhật sẽ giúp chúng ta một cách vô tư và họ chẳng có ý đồ gì trong đó. Nên nhớ,
tiền của dân nước ngoài ta đóng thuế, máu của binh sĩ người ta không có mang
qua “cúng chùa” cho Việt Nam đâu ạ. Điều này sẽ rất dễ để hình dung ra được khi
các bạn tránh được việc đồng nhất giữa việc bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc
“chống một mình Trung Quốc”.
Các
ý như tăng cường sức mạnh quân sự, tăng cường trợ giúp ngư dân bám biển thì
Việt Nam đã và đang làm rất tốt. Còn phải làm đến thế nào mới thỏa lòng tất cả
mọi người thì đó là câu hỏi không thể có đáp án chung. Cách đây 4 năm, việc di
chuyển từ tàu hải quân vào tiếp cận nhà giàn được thực hiện bằng… dây thừng!
Hiện nay chúng ta đã có xuồng CQ có thể vào tận nơi một cách dễ dàng. Trước kia
các chiến sĩ phải phấn đấu cả 6 tháng trời để được một lần gọi bộ đàm về liên
lạc với đất liền thì ngày nay, 100% đảo nổi đảo chìm và nhà giàn của chúng ta
được trang bị trạm thu phát sóng vệ tinh của Tập đoàn viễn thông. Chúng ta có
cả hệ thống liên lạc internet đủ mạnh để thực hiện họp online, chữa bệnh từ xa.
Đời sống ở Trường Sa giờ đây đã hoàn toàn thay đổi.
3.
Ngày trước, mỗi khi đọc tin Trung Quốc khai trương một tòa nhà nào đó ở quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm đóng phi pháp, mình rất cay cú và tự
hỏi “tại sao một việc đơn giản thế mà Việt Nam không làm, cứ để cho Trung Quốc
một mình một chợ?”. Ngày hôm nay thì thấy nó khởi công xây nhà. Ngày mốt thì
thấy nó rồng rắn đưa người ngựa ra đốt pháo khánh thành. Ngày sau nữa lại thấy
nó làm sân bay. Ngày sau sau nữa lại thấy nó đưa khách ra tham quan du lịch?
VẬY TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG CHỊU LÀM NHƯ VẬY MÀ CỨ PHẢN ĐỐI LÊN PHẢN ĐỐI XUỐNG
LÀM GÌ???
Và
đến khi mình được nghe chuyện về lực lượng công binh, là những người đi phá mìn
mở đường xây nhà trên đảo thì mình đã tự có câu trả lời rồi. Tóm lại một cách
đơn giản và dễ hiểu thì xây nhà trên đất liền khó 1 thì đặt một viên đá trên
mặt biển khó gấp 1 vạn lần. Mình ước gì tất cả các bạn có thể tận mắt chứng
kiến nhà giàn có 8 cây cột thép choài ra làm “chân chống” với mỗi cây cột có
đường kính khoảng chừng nửa mét, lại được giằng thêm hàng chục cây thép nhỏ hơn
để đan kết vào nhau sừng sững giữa bạt ngàn sóng nước. Và nếu các bạn biết rằng
cách đó 4 năm, những nhà giàn vững chắc kiên cố như một tòa lâu đài thép đã bị
kéo đổ nhào xuống biển, mang theo cả một tiểu đội mãi mãi không bao giờ trở về
được đất liền, các bạn sẽ “cảm”được một phần của công việc xây cất ở nhà giàn
cũng như trên các đảo.
Hãy
thử hình dung, nếu bạn đang ở giữa một đảo san hô, xung quanh ngập nước chừng
1m, xuồng CQ không thể nào tiếp cận, tàu hộ tống chở theo nguyên liệu là xi
măng đá tảng buộc phải neo đậu cách đó chừng 5km thì bạn sẽ làm thế nào để mang
vác được xi măng, gạch, đá, sắt thép rồi canh thủy triều lên xuống để đổ cho
được một cây cọc bê tông đầu tiên xuống rồi “khô lại” giữa lòng biển khơi? Hãy
cố hình dung đi. Chỉ cần hình dung với nhiệm vụ là một cây cọc bê tông duy nhất
chứ chưa nói tới những gì lớn lao to tát. Khi đã lờ mờ tìm ra một cách làm nào
đấy, bạn sẽ tự có câu trả lời cho câu hỏi “đơn giản” được bôi hoa toàn bộ ở
phía trên.
Cũng
có thể tiết lộ với các bạn rằng ở phạm vi bán kính chừng 1km quanh các đảo
(thay đổi tùy theo diện tích) là cơ man các cọc bê tông sừng sững để sẵn sàng
“nghênh chiến” với các loại tàu thuyền… [Các chi tiết sâu hơn liên quan đến vũ
khí và hệ thống chiến đấu, phòng thủ ở đoạn này đã bị cắt ]. Thực sự, nếu được
đặt chân lên một đảo tại Trường Sa, các bạn sẽ biết rằng “Việt Nam tuy không
hiếu chiến, nhưng để đánh được vào các đảo của Việt Nam là cả một vấn đề”.
4.
Cũng trong chuyến đi 10 ngày lênh đênh trên biển, có một sự bất ngờ tới mức
“gây sốc” cho toàn bộ đoàn công tác. Đó là dù quan sát ở bất cứ góc độ nào,
cũng chỉ thấy có ta và.. ta và… biển. Thế nhưng ngay khi tàu HQ960 “tình cờ”
chạm trán với tàu hải giám Trung Quốc (bẻ lái cắt ngang vuông góc) thì ngay lập
tức thấy lù lù 2 tàu chiến của Hải quân Việt Nam xuất hiện. Tất cả mọi người
đều không biết các tàu chiến này ở đâu ra, và càng sốc hơn nữa khi được cho
biết họ đi theo bảo vệ đoàn công tác ngay từ khi rời cảng!!! Chưa hết, khi đặt
chân lên tới An Bang, mình còn được tận mục sở thị một buổi huấn luyện của đặc
công biển Việt Nam với hành trình bơi hàng chục km mỗi ngày luyện tập mang theo
vũ khí đổ bộ vào đảo và hiệp đồng tác chiến với các chiến sĩ tại trận địa. Có
thể tin hay không tùy bạn, nhưng họ còn có khả năng nằm im dưới nước sâu trong
suốt nhiều giờ đồng hồ cho đến khi được lệnh tiếp tục “hành quân”vào đảo.
Tuy
nhiên, tất cả các trang thiết bị vũ khí, súng ống đạn được, quân lính tinh
nhuệ… của chúng ta không phải được sinh ra để tấn công mà là phòng thủ. Việt
Nam còn yếu, nên chủ trương của chúng ta là đối thoại và hợp tác, dựa trên việc
thu thập, củng cố rồi tuyên truyền các bằng chứng lịch sử để tranh thủ sự ủng
hộ của cộng đồng Quốc tế. Việt Nam không bao giờ đối đầu, không bao giờ dùng vũ
lực, không bao giờ “phát pháo” trước trong mọi tình huống để kẻ thù có thể dựa
vào làm nguyên nhân gây chiến. Trong khi đó, chúng ta bằng mọi giá bảo vệ chủ
quyền tất cả những đảo chìm, đảo nổi, bãi cạn… mà chúng ta đang có. Luôn luôn
bày tỏ quan điểm phản đối, nêu rõ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
không thể tranh cãi của Việt Nam với các đảo, quần đảo, bãi cạn mà chúng ta
thực sự có chủ quyền, BAO GỒM CẢ NHỮNG NƠI ĐÃ BỊ KẺ THÙ DÙNG VŨ LỰC CHIẾM ĐÓNG
TRÁI PHÉP (trong lịch sử). Điều mà các bạn hay gọi là “nhai đi nhai lại”.
5.
Liên quan đến việc tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắn phá
khi khai thác trong khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và tàu cá Trung Quốc
ngang ngược tiến vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trái phép thì
do chính những nhà báo của mình NHIỀU KHI không nắm rõ thông tin nên việc tuyên
truyền dễ gây ra những nhầm lẫn căn bản.
Đầu
tiên phải hiểu thế này. Trường Sa và Hoàng Sa là quần đảo tức là gồm nhiều đảo
nhỏ. Với mỗi đảo thì chúng ta lại có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến việc xác
lập chủ quyền, nhưng gần gũi nhất có lẽ là “lãnh hải”. Nếu chỉ xét riêng về
lãnh hải, thì các bạn cứ tạm hiểu như một vòng tròn kim cô xung quanh các đảo.
Nếu chúng ta xác lập chủ quyền ở 1 đảo, thì mặc nhiên chúng ta có thêm chủ
quyền ở một đường biên lớn hơn chạy xung quanh đó nữa.
Tập
hợp các đường viền như vậy ở tất cả các đảo mà chúng ta có chủ quyền nó sẽ là
nơi chúng ta mặc nhiên đi lại và khai thác. Chứ không phải cứ lấy cây bút rồi
khoanh một vòng “to đùng” bao hết các đảo lại cho rằng đó là vùng bất khả xâm
phạm của mình. Vậy nên chủ quyền của chúng ta sẽ là một vùng thực sự rất… loằng
ngoằng, có chỗ thì chồng chéo, có chỗ bị “hở” ra. Và theo luật, cái chỗ hở đó
là hải phận quốc tế. Dù nhìn vô bản đồ nó có vẻ nằm hoàn toàn trong “khu vực”
quần đảo Trường Sa.
Chưa
hết, trong lịch sử một số đảo chúng ta đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đi.
Cho nên, dù cái đường vòng quanh đảo đó là lãnh hải của Việt Nam nhưng trong
thực tế nếu tầu thuyền của ngư dân đi vào đó thì sẽ bị xua đuổi và bắn phá. Tức
là các tàu đó bị bắn phá do xâm phạm vào “lãnh hải có được vì chiếm đóng trái
phép” của Trung Quốc, nhưng lại là “lãnh hải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế và
căn cứ lịch sử không thể tranh cãi” của Việt Nam. Cho nên báo chí sẽ phải đưa
tin là tàu cá ngư dân bị bắn trong vùng lãnh hải “của Việt Nam”. Thậm chí Bộ
Ngoại Giao cũng phải tuyên bố như vậy. Và chính sự nhập nhằng này cũng khiến
nhiều người cho rằng chúng ta quá hèn kém khi để cho ngư dân bị vạ lây như vậy.
Tương
tự với việc Trung Quốc xua đội tàu cá hàng chục chiếc “tràn vào khu vực Trường
Sa và Hoàng Sa” của Việt Nam để đánh bắt trái phép. Trong thực tế, quanh năm
suốt tháng đều có tàu cá của Trung Quốc “mon men”đến gần các đảo của Việt Nam.
Và khi này, chắc chắn 100% chiến sĩ trên đảo sẽ theo quy trình để có hành động
xua đuổi thích hợp và mức cao nhất là sẵn sàng chiến đấu không khoan nhượng nếu
việc xua đuổi không thành công.
Tuy
nhiên, nếu các tàu cá này đi vào những vùng “lỗ thủng” của lãnh hải đan xen
giữa các đảo thì thực tế không xâm phạm lãnh hải Việt Nam nhưng vẫn coi là “ùa
vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam được”. Điều tương tự xảy ra nếu các
tàu này đi vào lãnh hải của các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị đánh cướp
bằng vũ lực và chiếm đóng trái phép trong quá khứ. Chưa kể theo thông lệ quốc
tế, nếu tàu họ “vô tình” đi vào một vùng lãnh hải nào đó thực sự hoàn toàn
thuộc Việt Nam thì mình cũng không thể nào ra bắn phá mà trước tiên là xua
đuổi. Và trong đại đa số các trường hợp, khi mình xua đuổi thì nó sẽ dời đi.
Nhưng báo chí vẫn coi đấy là việc ùa vào vùng lãnh hải của Việt Nam.
6.
Tóm lại những việc mà chính phủ đang làm – THEO CÁ NHÂN MÌNH ĐÁNH GIÁ – là hoàn
toàn đúng đắn về đường lối chính sách, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay
của đất nước. Sau khi đi thực tế, theo cách gọi của đoàn công tác, là “thăm và
kiểm tra các đảo” thì phải nói là mình hoàn toàn yên tâm rằng ít nhất là các
đảo mình đang giữ sẽ khó mà bị Trung Quốc đánh chiếm. Những sự vi phạm chủ
quyền theo dạng quấy nhiễu của Trung Quốc chúng ta đều có quy trình đối phó an
toàn nhất.
Về
phía cộng đồng quốc tế, chúng ta đang làm cực tốt việc “nhai đi nhai lại bài ca
phản đối” mọi lúc mọi nơi, trên mọi phương diện dù sự vi phạm có lớn như con
voi hay nhỏ như con kiến. THEO THÔNG LỆ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ, ĐIỀU ĐÓ LÀ CỰC KỲ
QUAN TRỌNG! Chúng ta cũng chấp nhận việc “gây hiểu lầm” về năng lực bảo vệ ngư
dân hay năng lực phòng thủ khi sẵn sàng ra tuyên bố chủ quyền ngay cả trong
trường hợp thực ra chúng ta chỉ bị vi phạm chủ quyền theo lý thuyết. Theo mình,
đây là một đánh đổi cực kỳ quan trọng và dũng cảm. Các bạn hãy đọc thật kĩ phần
trên để hiểu và cùng đi giải thích cho nhiều người khác cùng hiểu nữa.
Việc
tốt nhất mà mỗi người chúng ta có thể chung tay, theo mình chính là nâng cao
nhận thức, kiến thức về luật biển, về UNCLOS, phải hiểu được lãnh hải là gì,
đường cơ sở là gì, cơ sở xác lập chủ quyền biển đảo thế nào, vùng nội thủy là
gì, vùng đặc quyền kinh tế là gì, thềm lục địa là gì, thềm lục địa mở rộng là
gì… v.v… và v.v… Chừng nào làm được như vậy chúng ta mới mong hiểu đúng, hiểu
rõ và hiểu sâu về tình hình chiến sự tại Biển Đông. Mới không hoang mang khi
tiếp nhận thông tin từ những nhà báo thực ra nhiều khi cũng chưa hiểu sâu về
biển đảo, từ những thông tin mà Nhà nước buộc phải nói theo kiểu khiến người
dân nghe vô sẽ tự nhiên thấy hoang mang. Và quan trọng nhất là đủ tỉnh táo để
phân biệt đúng sai, mức độ chính xác của thông tin từ những nguồn tin không
thiện chí!
NGUYỄN NGỌC LONG (FACEBOOK)
7 nhận xét:
Nói như a thì nếu không ai đứng ra can thiệp hay nếu như trung quốc cứ lấn tới thì thôi kệ trung quốc đi.Dù sao cũng mới mất biển vài năm nữa mới mất nước mà đúng không?.Nếu như đảng ta có người tài giỏi thì chắt chắn đã lường trước được điều này từ lâu rồi và chắt đả có sự chuẩn bị kiệp thời về quân sự và đồng minh rồi.Nước ta đâu có nghèo,nhửng vụ tham nhủng lên tới mấy nghìn tỷ đồng đủ hiểu tiền đi đâu về đâu.Nói như vây có đứa con nít nó củng hiểu ra.Còn các anh thì sao? Hi
Tư tưởng chưa đánh đã thua trong tư tưởng. Ngụy biện cho sự yếu hèn, mãi quốc cầu vinh của những kẻ cơ hội
Bạn có hiểu vì đâu nước ta đến nông nỗi này ko?cộng tất cả số tiền từ những vụ tham nhũng chỉ tính 10 năm đổ lại đây thì ta có thể sắm bao nhiêu vũ khí đạn dược đâu tư mạnh cho quốc phòng thì liệu bọn tàu có dám bắt nạt ta ko?chẳng phải bảo vệ chủ quyền là phải cần đến súng đạn hay sao chỉ có lòng gan dạ thôi có đủ ko
từ lúc trung quốc chiếm hoàng sa, đảng ta đã làm j? lúc chiếm bãi cạn của trường sa, đảng ta đã làm gì? chẳng phải đảng vẫn xem trung quốc là bạn hay sao, nên mọi vấn đề trong nước mới phụ thuộc vào trung quốc như vậy, bây giờ nhìn lại thị trường việt nam phụ thuộc rất lớn vào trung quốc => do cơ chế bộ máy nhà nước, do những người thân trung quốc mấy chục năm nay đã dẫn tới tất yếu hôm nay là phải nhún nhường trung quốc.
Bây giờ là thời cơ tốt nhất để tách khỏi sự phụ thuôc trung quốc, nhưng muốn tách hay không là do đảng ta. Tách ra thì con cháu về sau sẽ sung sướng, còn bằng không thì vẫn là nô lệ trung quốc (các bạn nhìn lại quá khứ thì hiểu tại sao tôi lại nói như vậy)
Nói như bạn kia thì nhường luôn quần đảo hoàng sa cho trung quốc thôi.duy trì bám biển làm gì rồi dần cũng mất.việt nam có làm được gì khác nữa đâu.^^
Đúng la luận điệu của những kẻ nhu nhược, luôn tìm cách biện minh cho Đảng, Thử hỏi xem từ đó đến nay, Đảng ta đã làm được gì cho dân chưa hay chỉ tòan la tham nhũng tiền của dân thôi. Chán chường thiệt. Biết bao giờ Việt Nam mới được ngững mặt lên ngạo nghễ với năm châu thế giới
tôi thấy mọi người noí đúng. tiền vn làm ra ko thua kém các bạn trong khu vuc. nhưng TIỀN..... chảy về đâu..????????? bộ máy nhà nước. từ to tới nhỏ. đều tham nhũng. của dân
Đăng nhận xét