Cũng bị cáo buộc chống lại loài người nhưng dường như cái chết của cựu lãnh đạo Libya Gaddafi còn bị rẻ rúm hơn cả trùm khủng bố bin Laden.
Ngay sau thông tin Đại tá Gadafi tử thương, người dân Libya đổ ra đường phố tại Tripoli để ăn mừng. Các chiến binh chĩa bắn chỉ trời, tài xế thì bóp còi xe inh ỏi, trong khi nhiều người khác hân hoan vẫy cờ. Sự vui mừng của người dân Libya sẽ chẳng có gì đáng bàn cãi nếu những hình ảnh về cái chết thê thảm của ông Gaddafi không được công bố.
Kênh truyền hình nổi tiếng của Arab Al Jazeera công bố đoạn băng hình ghi lại cảnh đại tá Gaddafi bị bắn chết và kéo lê xác trên đường phố với khuyến cáo “nhiều hình ảnh trong video có thể không phù hợp với một số người xem”. Đoạn băng này cho thấy, những người đàn ông vũ trang lôi kéo ông Gaddafi dính đầy máu nhưng vẫn còn sống trên mặt đất về hướng chiếc xe. Còn khi tới chiếc xe, ông đã chết vì một phát đạn bắn vào đầu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ông Gaddafi còn không được đối xử bằng bin Laden (trái).
Đoạn băng trên cùng những hình ảnh đẫm máu ngay sau đó được các trang báo trên toàn thế giới lấy lại và đăng tải với dòng tít đầy vẻ hân hoan. Điều này khiến nhiều người không khỏi phẫn nộ. Một số cho rằng, đây là một vụ hành quyết chứ không phải bắt giữ thông thường, do đó, không đáng để ăn mừng.
“Ông Gaddafi bị sát hại sau khi bị bắt. Đây là một hành động tàn ác. Tôi đã nói chuyện với cả những người căm ghét và yêu mến Gaddafi. Tất cả họ đều không thích cái cách mà nhà lãnh đạo này bị giết hại. Nó cho thấy phạm trù đạo đức cuộc cách mạng này có vấn đề”, nhà phân tích Ibrahim Alloush nhấn mạnh.
Nhận định này của ông Ibrahim Alloush được đăng trên trang mạng xã hội Twitter và nhận được sự hưởng ứng của nhiều cư dân mạng. “Dù ông ấy có là nhà độc tài hay không thì hình ảnh thi thể bị dày xéo của ông cũng không nên bị phơi bày trên các mặt báo như vậy”, một cư dân mạng có nickname @matthewburgess1 cho hay.
Chia sẻ quan điểm này, ông Chris Nineham thuộc một tổ chức chống lại chiến tranh cho rằng, dù cuộc chiến tại Libya bắt đầu bằng những cảnh tượng đẫm máu nhưng nó cũng không nên kết thúc bằng hình ảnh đẫm máu tương tự.
Còn bà Sally Bercow, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tại Anh so sánh: “Tôi không nghĩ là ông Gaddafi được đối xử công bằng. Thậm chí ông ấy còn bị xử tệ hơn cả bin Laden. Trùm khủng bố có một cái chết nhanh chóng và thầm lặng. Tổng thống Obama khi đó từ chối công bố hình ảnh về thi thể của bin Laden do cho rằng nó sẽ kích động bạo lực. Vậy mà hình ảnh cựu lãnh đạo Gaddafi bị hành quyết lại bị phơi bày trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng”.
Tuy nhiên, chính sự phổ biến của những hình ảnh cuối cùng của ông Gaddafi đã đẩy NTC vào thế bí khi Tổ chức Ân xá quốc tế (MA) tuyên bố, chính quyền NTC ở Libya phải tiến hành một cuộc điều tra độc lập về cái chết của Đại tá Gaddafi. MA yêu cầu cung cấp "những tình tiết về cái chết của Gaddafi" bởi họ đặt giả định cựu lãnh đạo Libya bị giết mà không xét xử, ngay khi bị bắt giữ. Trước đó, lãnh đạo NTC hứa sẽ tiến hành phiên tòa xét xử Gaddafi sau khi bị bắt.
Tổ chức Ân xá quốc tế cũng yêu cầu NTC "để cho tất cả những người bị nghi ngờ vi phạm tội ác chiến tranh, bao gồm cả đoàn tùy tùng của Đại tá Gaddafi và các thành viên gia đình ông ta được đối xử nhân đạo và nếu bị bắt, họ phải được bảo đảm xét xử công bằng".
Trà My (theo RT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét